24/12/2023 14:15 GMT+7

Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm kinh tế biển quốc gia

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến 2030 là trung tâm kinh tế biển quốc gia. Các ngành kinh tế biển chủ lực của tỉnh này đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Một góc cảng Cái Mép - Thị Vải - cơ sở quan trọng để Bà Rịa- Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Một góc cảng Cái Mép - Thị Vải - cơ sở quan trọng để Bà Rịa- Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch Bà Rịa - Vũng Tàu của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, tỉnh này cũng là trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực Đông Nam Á. Đồng thời là trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế.

Địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu

Theo quy hoạch được duyệt, mục tiêu tổng quát phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030 trở thành một trong những khu vực động lực phát triển quan trọng của vùng Đông Nam Bộ.

Và là trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm năm địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu của cả nước.

Đáng chú ý mục tiêu đến năm 2030 cơ bản đủ tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương và duy trì vững chắc vị trí trong nhóm 10 địa phương có quy mô GRDP và tổng thu ngân sách nhà nước cao nhất cả nước.

Một trong những siêu tàu container của thế giới đang trên luồng vào cập cảng Cái Mép - Thị Vải- Ảnh: Đ.H

Một trong những siêu tàu container của thế giới đang trên luồng vào cập cảng Cái Mép - Thị Vải- Ảnh: Đ.H

Tầm nhìn đến năm 2050, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn là trung tâm kinh tế biển quốc gia và là trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực Đông Nam Á. Đồng thời cũng trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế, và là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của vùng Đông Nam Bộ.

Việc quy hoạch Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biền quốc gia hoàn toàn có cơ sở thực tiễn và dựa trên những tiềm năng, lợi thế cạnh tranh. Đó là tỉnh này có cảng container nước sâu Cái Mép - Thị Vải.

Cảng này là một trong hơn 20 cảng có tốc độ tăng trưởng cao của thế giới, có thể đón được các siêu tàu container. Ngoài ra tỉnh này cũng đang quy hoạch, chuẩn bị các bước cần thiết để hình thành trung tâm logistics cấp quốc gia, khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ.

Dân quân chào cờ tại lễ thượng cờ trên hải đội dân quân tự vệ biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhiệm vụ chủ yếu của dân quân tự vệ trên biển là khẳng định chủ quyền kết hợp với khai thác thủy sản, bảo vệ ngư dân... -  Ảnh: Đ.H

Dân quân chào cờ tại lễ thượng cờ trên hải đội dân quân tự vệ biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhiệm vụ chủ yếu của dân quân tự vệ trên biển là khẳng định chủ quyền kết hợp với khai thác thủy sản, bảo vệ ngư dân... - Ảnh: Đ.H

Đặc biệt một trong những quan điểm phát triển của Bà Rịa - Vũng Tàu là phát huy nhân tố con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển.

Ngoài ra, tỉnh này cũng xác định quan điểm phát triển nhanh, bền vững, chú trọng hiệu quả, sử dụng tiết kiệm tài nguyên. Và động lực phát triển chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số...

Và một trong những điểm đáng chú ý Bà Rịa - Vũng Tàu xác định phát triển kinh tế, xã hội, môi trường phải kết hợp chặt chẽ, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Chủ động nắm chắc tình hình, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, đặc biệt chú trọng ở các địa bàn chiến lược, khu vực biên giới biển, hải đảo", quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nêu.

Thi công cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Thi công cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Hoàn thành giao thông kết nối, hình thành trung tâm logictics quốc gia

Trong phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định các trục kinh tế động lực. Những cực tăng trưởng này cũng xoay quanh các ngành kinh tế biển.

Theo đó, tỉnh này có ba trục kinh tế động lực, gồm: trục công nghiệp - cảng biển Cái Mép - Thị Vải, trục công nghiệp - logistics và du lịch. Mỗi trục kinh tế này gắn với một hệ thống giao thông liên hoàn và kết nối liên tỉnh, liên vùng.

Cụ thể, trục công nghiệp - cảng biển Cái Mép - Thị Vải gắn với hệ thống giao thông liên cảng và quốc lộ 51. Trục kinh tế này tập trung phát triển hệ thống cảng biển với chức năng cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế.

Đồng thời hình thành trung tâm logistics cấp quốc gia, quốc tế và khu thương mại tự do. Quy hoạch cũng xác định ở trục này có công viên công nghiệp gắn với trung tâm logistics đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Xây cầu để kết nối cảng Cái Mép - Thị Vải với quốc lộ 51 - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Xây cầu để kết nối cảng Cái Mép - Thị Vải với quốc lộ 51 - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Còn trục kinh tế động lực công nghiệp - logistics nằm dọc cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, thu hút đầu tư có chọn lọc các ngành công nghiệp có công nghệ cao, tiên tiến: điều khiển từ xa, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo, dược phẩm, chế phẩm sinh học…

Trong khi đó, trục kinh tế động lực du lịch nằm theo đường tỉnh ĐT 994 và đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Trục này có các đô thị du lịch ven biển từ Vũng Tàu sang Long Hải, Phước Hải, Hồ Tràm, Bình Châu.

Trục này có sự kết nối không gian và liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Phối cảnh cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Khi hoàn thành cao tốc này sẽ mang lại nhiều dư địa phát triển cho các ngành kinh tế biển của Bà Rịa - Vũng Tàu

Phối cảnh cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Khi hoàn thành cao tốc này sẽ mang lại nhiều dư địa phát triển cho các ngành kinh tế biển của Bà Rịa - Vũng Tàu

Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đề ra các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển. Theo đó yêu cầu giải quyết các mâu thuẫn, xung đột có tính chất liên ngành, liên tỉnh và tích hợp các định hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực, địa phương.

Đồng thời tái cơ cấu kinh tế, tăng trưởng theo chiều sâu và chuyển đổi số là một trong các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để tạo động lực mới cho phát triển.

Một trong các đột phá phát triển mà quy hoạch trên xác định là hoàn thành các tuyến giao thông kết nối tỉnh này với vùng Đông Nam Bộ, thúc đẩy liên kết vùng.

Đồng thời phát triển, hiện đại hóa cảng cửa ngõ quốc tế Thị Vải - Cái Mép thành cảng quốc tế trung chuyển lớn, có tầm cỡ khu vực Châu Á và quốc tế. Và hình thành trung tâm logistics cấp quốc gia, khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ.

Các ngành kinh tế biển chủ lực đạt tiêu chuẩn quốc tế

Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) không tính dầu khí tăng trưởng bình quân thời kỳ 2021-2030 khoảng 8,1-8,6%/năm, GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 khoảng 497 triệu đồng.

Đồng thời xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt các tiêu chí quốc gia về phát triển bền vững kinh tế biển, các ngành kinh tế biển chủ lực đạt tiêu chuẩn quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030, tỉ trọng các ngành kinh tế biển trong GRDP của tỉnh (không kể dầu khí) khoảng 60%, trong đó các ngành kinh tế thuần biển khoảng 20%.

Siêu cảng Cần Giờ sẽ góp phần thúc đẩy cảng Cái Mép - Thị VảiSiêu cảng Cần Giờ sẽ góp phần thúc đẩy cảng Cái Mép - Thị Vải

Đây là khẳng định của các đơn vị liên quan trong quá trình xây dựng đề án về cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên