Năm 1990, trong lần quay lại VN gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp để viết bài cho tạp chí của New York Times, nhà báo từng đoạt giải Pulitzer kiêm sử gia nổi tiếng Stanley Karnow đã viết như vậy về Đại tướng.
TTO tiếp tục trích đăng bài viết về cuộc gặp này của ông.Tướng Giáp: Ngọn núi lửa phủ tuyết“Tôi là người cầm bút...”
Phóng to |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần về thăm quê Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: Trần Định |
Với sự ủng hộ của quân Mỹ, tổng thống miền Nam Ngô Đình Diệm hủy cam kết bầu cử và bắt giữ hàng ngàn lính Việt Minh ở phía Nam rồi xử tử vô số mà không qua tòa án. Khi đó Hà Nội chần chừ.
Như bao vị tướng nghỉ hưu, tướng Giáp giờ dành phần lớn thời gian thăm các chiến trường xưa và nói chuyện với các cựu binh. “Nếu tôi không làm lính - ông kể - Có lẽ tôi sẽ vẫn là thầy giáo, có thể là triết học hoặc lịch sử. Có người gần đây hỏi tôi khi tôi mới lập ra quân đội VN, tôi có bao giờ tưởng tượng ra cảnh sẽ phải đánh nhau với người Mỹ hay không. Đúng là một câu hỏi! Thử hỏi người Mỹ cho đến lúc đó có bao giờ tưởng tượng là một ngày họ sẽ phải chiến đấu với chúng tôi hay không?”. Ông siết tay tôi khi chúng tôi chia tay và nói: “Xin nhớ tôi là vị tướng chiến đấu vì hòa bình. Tôi muốn hòa bình nhưng không phải hòa bình bằng bất cứ giá nào”. |
“Có lẽ chúng tôi nên hành động sớm hơn - tướng Giáp nói - Nhưng dân chúng tôi khi đó mệt mỏi sau cuộc chiến tranh dài và họ có lẽ sẽ không nghe theo lời hiệu triệu chiến tranh mới. Chúng tôi phải đợi”.
Năm 1957, Hà Nội bắt đầu cung cấp vũ khí và binh lực cho miền Nam qua đường Hồ Chí Minh… Tôi đoán tướng Giáp hẳn là khó chịu sau bao nhiêu năm đánh Pháp giờ lại phải bắt đầu cuộc chiến mới chống người Mỹ và chế độ ở Sài Gòn. Nhưng khi kể, ông nói ý chí ông không hề suy suyển khi tiếp tục quá trình từ từ xây dựng lực lượng ở miền Nam.
Ban đầu bị bỡ ngỡ khi John F. Kennedy cho gửi viện trợ và cố vấn Mỹ vào VN, quân Việt Minh sau đó nhanh chóng lấy lại được đà và đánh bại quân Diệm. Sức mạnh của họ tăng thêm khi số đông nông dân, không hài lòng với chính sách cứng rắn của Diệm, đi theo họ. Cuối 1963, với sự can thiệp của Mỹ, các tướng lĩnh của Diệm đảo chính.
Chính quyền Lyndon Johnson, thay thế Kennedy, không có kế hoạch rút khỏi VN. Tướng Giáp lúc này thấy triển vọng cuộc chiến kéo dài phía trước kết luận rằng ông phải đưa quân của mình vào chiến trường. Tới cuối 1964, sư đoàn đầu tiên của miền Bắc bắt đầu chiến đấu trong miền Nam.
Tới đầu 1965, e ngại bởi tình hình, Johnson bắt đầu cho không kích tấn công miền Bắc và đưa quân chiến đấu của Mỹ vào. Điều ngạc nhiên là tướng Giáp có vẻ cảm thông cho khó khăn của Johnson. “Đương nhiên nếu khôn hơn thì ông ta không nên leo thang chiến tranh - ông nói - Nhưng trong suốt lịch sử, kể cả những nhà lãnh đạo sáng suốt nhất không phải lúc nào cũng làm chủ được số phận mình”.
Tới cuối 1967, tướng Giáp đối mặt với lựa chọn khó khăn. Khoảng nửa triệu quân Mỹ ở VN khi đó đang đánh dạt quân tướng Giáp và hi vọng về một thắng lợi sớm khó khăn hơn. Nhưng như ông viết lúc đó, quân Mỹ bị “kéo căng như dây cung” và không thể bảo vệ được toàn bộ miền Nam. Tướng Giáp cũng bắt đầu thấy tâm lý chống chiến tranh tăng ở Mỹ cùng tình trạng chống đối nổi lên ở các đô thị miền Nam. Ông quyết định đặt cược vào chiến dịch để phá vỡ thế bế tắc.
Chiến dịch này sau này được biết đến là tổng tấn công Mậu Thân 1968 với cuộc tấn công đồng loạt vào các thành phố ở miền Nam. “Với chúng tôi, anh biết đấy, không bao giờ chỉ đơn thuần một chiến lược - tướng Giáp giải thích - Chiến lược chúng tôi luôn là một tổng thể kết hợp cùng lúc quân sự, chính trị và ngoại giao - đó là lý do mà đợt tổng tấn công có nhiều mục tiêu. Chúng tôi dự đoán trước về tình trạng nổi dậy ở các thành phố. Trên hết chúng tôi muốn cho người Mỹ thấy chúng tôi chưa hề hết quân, chúng tôi có thể tấn công kho đạn của họ, tấn công vào đường liên lạc, tấn công các đội quân tinh nhuệ, thậm chí là tổng hành dinh, bộ não của họ cho cuộc chiến. Nói tóm lại chúng tôi tìm kiếm một chiến thắng mang tính quyết định để buộc người Mỹ từ bỏ chiến tranh”.
Tướng Giáp bắt đầu chiến dịch với một cú nghi binh, tấn công một loạt doanh trại Mỹ ở cao nguyên. Johnson, người nhìn nhận trận Khe Sanh là một màn lặp lại trận chiến của Pháp, nói với Westmoreland: “Tôi không muốn một trận Dinbinphoo (Điện Biên Phủ) nữa”. Tướng Giáp đã thành công trong việc hút lính Mỹ khỏi các vùng đông dân ở duyên hải.
Đêm 31-1-1968, đúng vào tết âm lịch, khoảng 70.000 lính tướng Giáp tấn công một loạt thành phố ở phía Nam. Lực lượng cảm tử tấn công vào tòa đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, lính Mỹ phải chiến đấu nhiều tuần để giành lại Huế. Cảnh tượng trên truyền hình khiến dân chúng Mỹ, vốn đã chán chiến tranh, sốc. Tỉ lệ ủng hộ giảm khi tâm lý phản chiến tăng, Johnson bỏ chiến dịch tái tranh cử. Việt Nam, cùng với phong trào dân quyền khi đó, ném Mỹ vào rối loạn.
Nhìn lại, tướng Giáp nói Mậu Thân là “chiến thắng” cho thấy “kỷ luật, sức mạnh và quyết tâm của chúng tôi”. Nhưng ông thừa nhận Mậu Thân chưa mang tính “quyết định”. Phải thêm bảy năm nữa và ông thừa nhận là “khó khăn”. Nhưng ông vẫn khẳng định “không vật cản nào, chẳng có gì người Mỹ có thể làm để ngăn cản chúng tôi về dài hạn”. Ông nhấn mạnh đó là thực tế mà Westmoreland không nhận ra. “Ông ta là người lính có học thức, đọc nhiều sách binh pháp - tướng Giáp nhận xét - Nhưng ông ta phạm sai lầm khi sau Mậu Thân đã xin thêm 206.000 lính. Ông ta có thể ném thêm 300.000 hay thậm chí 400.000, điều đó cũng không thay đổi được điều gì”.
Khi Nixon rút quân Mỹ, tướng Giáp chỉ còn đợi đến khi đối mặt với đội quân của Sài Gòn. Ông đã tính trận chiến cuối sẽ là những đoàn quân lớn. Hiệp định Paris ký năm 1973 và hai năm sau, quân tướng Giáp tiến vào Sài Gòn. “Tôi vui mừng đến điên cuồng - tướng Giáp kể - Tôi bay vào trong đó ngay lập tức rồi tham quan tổng hành dinh của quân đội miền Nam, với vũ khí hiện đại của Mỹ. Tất cả những thứ này đều vô dụng. Yếu tố con người mới là quyết định”.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tướng Giáp: Ngọn núi lửa phủ tuyết“Tôi là người cầm bút...”Người dân, thầy - trò Quảng Bình viếng chật nhà đại tướng "Ngang tầm với Alexander đại đế, vượt tầm Napoleon"Đại tướng Võ Nguyên Giáp 102 mùa xuân cuộc đờiHuyền thoại mùa thuĐề nghị thành lập Bảo tàng Võ Nguyên GiápChúc thọ Đại tướng Võ Nguyên GiápTriển lãm ảnh Đại tướng Võ Nguyên GiápĐại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ liệt sĩ Nguyễn Thị Quang TháiTặng tỉnh Quảng Bình tượng Đại tướng Võ Nguyên GiápXem ảnh đời thường Đại tướng Võ Nguyên GiápCuộc đời đại tướng qua ảnhĐại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ an nghỉ tại Quảng BìnhCuba mãi trân trọng đóng góp vô giá của Đại tướng Võ Nguyên GíápNgười giữ tấm ảnh Đại tướng gửi con 63 năm
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận