Phóng to |
Luật sư Trương Trọng Nghĩa (đứng) tại buổi góp ý dự thảo hiến pháp do Liên đoàn Luật sư VN tổ chức - Ảnh: Chi Mai |
Luật sư Nguyễn Minh Tâm - ủy viên ban thường vụ, phó tổng thư ký Liên đoàn Luật sư VN - cho biết nhiều ý kiến góp ý dự thảo hiến pháp của đoàn luật sư các tỉnh, thành phố gửi về cho liên đoàn đề nghị bổ sung quy định của điều 32 cho phép người bị tình nghi phạm tội có quyền nhờ người bào chữa (chứ không phải chỉ có người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra truy tố xét xử mới có quyền mời luật sư). Ngoài ra hiến pháp cần quy định cụ thể trong giai đoạn tiền tố tụng thì đương sự cũng có quyền mời luật sư, không phải chờ đến khi bị khởi tố bắt giam thì luật sư mới được tham gia.
Theo luật sư Trương Trọng Nghĩa, phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư VN, dự thảo hiến pháp đã nhấn mạnh về quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ. Tuy nhiên, dự thảo lại quy định các quyền con người, quyền công dân có thể bị giới hạn trong một số trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cả vì lý do đạo đức, sức khỏe cộng đồng. Liệu như vậy có quá nhiều lý do để hạn chế quyền con người, quyền công dân?
Luật sư Phan Trung Hoài - ủy viên ban thường vụ, chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ quyền lợi luật sư Liên đoàn Luật sư VN - cho rằng so với Hiến pháp 1992, dự thảo đã bỏ quy định về tổ chức luật sư khiến địa vị pháp lý của tổ chức luật sư bị giảm nhẹ. Luật sư Hoài đề nghị bổ sung tên gọi của chương VIII thành chương về “TAND, VKSND, tổ chức luật sư”, trong đó có một điều khoản về tổ chức luật sư. Việc quy định điều khoản riêng về chế định luật sư thể hiện quan điểm coi nghề luật sư có vị thế độc lập, đảm bảo cho mọi người có thể tiếp cận bình đẳng và có hiệu quả các dịch vụ pháp lý, đảm bảo luật sư có thể bảo vệ và hỗ trợ khách hàng theo đúng quy định của pháp luật. Liên đoàn Luật sư VN sẽ có kiến nghị cụ thể gửi ban soạn thảo hiến pháp về việc bổ sung quy định về tổ chức luật sư trong hiến pháp.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tiếp thu ý kiến góp ý Hiến pháp đến tháng 10Chính quyền đô thị không chỉ dành riêng TP.HCMTổ chức chính quyền địa phương theo thực tế cuộc sốngVẫn nhận ý kiến góp ý Hiến pháp khi đã có báo cáoPhải thật sự lắng nghe dânTập hợp ý kiến phải dân chủ, khách quanCần nhấn mạnh hơn nghĩa vụ công dânỦy ban Thường vụ Quốc hội được phê chuẩn miễn nhiệm bộ trưởng?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận