29/03/2024 11:59 GMT+7

Việt Nam đứng thứ 35 trong nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết nước ta đang đứng thứ 35 trong top 40 nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới, với quy mô kinh tế 435 tỉ USD.

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại hội nghị ở TP Quy Nhơn, Bình Định sáng 29-3 - Ảnh: TẤN LỰC

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại hội nghị ở TP Quy Nhơn, Bình Định sáng 29-3 - Ảnh: TẤN LỰC

Ngày 29-3, tại Bình Định, cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung tổ chức hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2023 và ký kết giao ước thi đua năm 2024.

Việt Nam vào top 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới

Tại hội nghị, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân - phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương - cho hay năm vừa qua đất nước gặp nhiều khó khăn do bối cảnh chung của thế giới và những vấn đề nội tại của nền kinh tế. Tuy nhiên, đất nước cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện.

Theo đó, Việt Nam hiện là điểm sáng trong phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, được các quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá cao. Nước ta đứng thứ 35 về quy mô kinh tế và nằm trong top 40 nước có quy mô kinh tế hàng đầu thế giới với quy mô kinh tế 435 tỉ USD.

Chúng ta cũng nằm trong top 20 nước về thu hút đầu tư nước ngoài và top 20 về kim ngạch xuất nhập khẩu trên thế giới. Với độ mở nền kinh tế cao, đạt gần 200% so với quy mô GDP, Việt Nam là nền kinh tế năng động trong ASEAN.

Theo quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, với chính sách đối ngoại linh hoạt trong bối cảnh chung đầy khó khăn, Việt Nam đã giữ được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, là điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Nhiều tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vươn lên mạnh mẽ

Nói về khu vực miền Trung - Tây Nguyên, quyền Chủ tịch nước đánh giá thời gian qua các tỉnh trong khu vực này đã vươn lên mạnh mẽ, dù xuất phát điểm khó khăn, đầy thách thức. Các địa phương đã tìm ra hướng đi, giải pháp vượt lên để theo kịp sự phát triển chung của cả nước và đóng góp quan trọng cho đất nước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ, tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ nâng cao, tạo điểm sáng trong khu vực. Nhiều địa phương phát hiện các lợi thế mới như công nghiệp tái tạo, kinh tế biển, logistics. 

Quyền Chủ tịch nước chúc mừng các kết quả đã đạt được và chia sẻ khó khăn, vất vả các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đã trải qua.

Lãnh đạo các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên ký kết giao ước thi đua năm 2024 - Ảnh: TẤN LỰC

Lãnh đạo các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên ký kết giao ước thi đua năm 2024 - Ảnh: TẤN LỰC

Theo UBND tỉnh Bình Định, cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung, trong năm 2023 tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều tỉnh trong cụm đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Tốc độ tăng trưởng bình quân các tỉnh đạt 5,16%, một số tỉnh có mức tăng trưởng nổi bật như Đắk Lắk, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Thu ngân sách nhiều tỉnh tăng so với dự toán được giao. Tổng thu ngân sách bình quân các tỉnh trong cụm đạt 12.353 tỉ đồng, chiếm 7% tổng thu ngân sách cả nước.

Trên toàn khu vực, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được duy trì. Tỉ lệ trường chuẩn quốc gia bình quân các tỉnh trong cụm đạt 115,5% kế hoạch.

Tỉ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế tiếp tục tăng, số bệnh viện, cơ sở y tế tự chủ tài chính ngày càng tăng. Chất lượng khám chữa bệnh và thái độ phục vụ của đội ngũ y tế công lập được nâng lên.

Bên cạnh đó, các tỉnh hoàn thành tốt chỉ tiêu giải quyết việc làm, bình quân các tỉnh trong cụm giải quyết việc làm cho hơn 20.000 người, giảm nghèo bền vững.

Nhà sáng lập WEF: Việt Nam sẽ sớm vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giớiNhà sáng lập WEF: Việt Nam sẽ sớm vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF Klaus Schwab.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên