Tỉ lệ ủng hộ chính phủ Nhật giảm sau va chạm với Trung Quốc
Phóng to |
Các nguyên thủ tham dự hội nghị ASEM 8 chụp hình chung - Ảnh: Xinhua |
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có cuộc gặp 25 phút sau buổi tiệc tối tại hội nghị thượng đỉnh Á - Âu ở Brussels.
"Chúng tôi đều cho rằng tình hình hiện tại là không mong muốn và chúng tôi xác nhận muốn trở về điểm bắt đầu để cải thiện mối quan hệ chiến lược vì lợi ích lẫn nhau", ông Kan nói với các phóng viên sau cuộc họp. "Chúng tôi đồng ý tổ chức những cuộc gặp cá nhân cấp cao trên cơ sở thường xuyên".
Ông Kan vẫn khẳng đinh vùng quần đảo còn tranh chấp thuộc chủ quyền Nhật Bản và "không có vấn đề lãnh thổ ở đây”. Nhưng ông Kan không tiết lộ thêm thông tin về cuộc gặp cấp cao sắp tới khi nào sẽ diễn ra cũng như có những ai tham gia.
Cuộc gặp này không được dự trù trước, hai nhà lãnh đạo thậm chí không đứng gần nhau trong buổi chụp hình nguyên thủ, còn thủ tướng Trung Quốc thì tránh nhìn về hướng thủ tướng Nhật Bản.
Ông Kan đã quay về Tokyo ngay sau khi dự ngày đầu tiên của hội nghị ASEM. Một nguồn tin từ Nhật Bản cho biết động thái này nhằm cải thiện mối quan hệ hai nước trước khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo sang thăm Nhật Bản trong hội nghị APEC tại Yokohama.
Hội nghị ASEM lần 8 khai mạc trong bối cảnh quan hệ Trung - Nhật đang xảy ra những diễn biến xấu. Hội nghị ASEM lần này có nguyên thủ 27 thành viên Liên minh châu Âu (EU) và 16 quốc gia châu Á tham gia.
"Tôi cho rằng quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc rất quan trọng cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Chúng tôi sẽ đưa ra phản ứng bình tĩnh từ một góc nhìn rộng", ông Kan trả lời truyền thông Nhật Bản. Sau đó, ông đã gặp các nhà lãnh đạo Pháp và Liên minh châu Âu để đưa ra một thông điệp tương tự.
Nhật - Nga cũng căng thẳng
Trong một diễn biến khác, sau khi Tổng Nga Dmitri Medvedev tuyên bố sẽ thăm bốn đảo thuộc quần đảo Nam Kuril (mà Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc), phía Nhật Bản đã phản ứng mạnh mẽ điều này.
Nga kiểm soát bốn đảo này kể từ khi Liên Xô chiếm đóng nơi đây từ năm 1945 và từ đó đến nay, chưa có lãnh đạo Nga nào đến thăm vùng này. Vấn đề bùng phát vào năm 2008, khi Nhật Bản phát hành sách tại các trường học và dạy trẻ em Nhật Bản rằng nước này có chủ quyền trong quần đảo Kuril.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Seiji Maehara cho rằng chuyến thăm đảo của ông Medvedev sẽ làm ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ hai nước.
Phía Nga đã nhanh chóng đáp trả rằng phản ứng của Tokyo là không thỏa đáng và vô căn cứ.
Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Nga Konstantin Kosachyov cho biết thông báo của ông Seiji Maehara là "không hợp lý và khắc nghiệt". Theo đó, tuyên bố tình trạng tranh chấp tại quần đảo này của Tokyo chỉ làm tình hình thêm bế tắc. Ông Kosachyov khẳng định quần đảo Kuril đã và sẽ luôn là một phần của nước Nga, cho nên ngài tổng thống và mọi công dân nước này được quyền đến thăm hòn đảo mà không bên nào có thể ngăn cản, "kể cả phía Nhật Bản".
Mặc dù vậy, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cam kết Nga sẽ xây dựng quan hệ với Nhật Bản thông qua tăng cường đối thoại.
Tin bài liên quan:
Trung Quốc - Nhật Bản: Hai "nền kinh tế số 2" đụng độTrung Quốc “nên xử sự như một nước có trách nhiệm”Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đảo Điếu NgưTrung Quốc đưa 10 tàu tới vùng tranh chấp với NhậtNhật muốn đưa quân đến các đảo tranh chấpNhật muốn Trung Quốc bồi thường thiệt hại tàu tuần traNhật Bản bác bỏ yêu cầu xin lỗi của Trung QuốcNhật Bản quyết định thả thuyền trưởng Trung QuốcCăng thẳng Nhật - Trung chưa dịu
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận