Sinh viên khiếm thị Lê Thị Trang (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM) đã tâm sự như thế tại lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” của Báo Tuổi Trẻ dành cho 205 tân sinh khu vực Đông Nam Bộ.
Phóng to |
GS Phan Lương Cầm, phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trao giấy chứng nhận cho các bạn sinh viên - Ảnh: Minh Đức |
Phóng to |
Bà Nguyễn Thị Minh Phượng, Ủy ban tương trợ người Việt Nam tại Đức phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: Minh Đức |
Phóng to |
Bà Trương Thị Ánh, phó chủ tịch HĐND TP tặng quà cho các bạn sinh viên - Ảnh: Minh Đức |
Phóng to |
Ông Đào Văn Lừng, Vụ trưởng - Trưởng cơ quan đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương tại TP.HCM tặng quà cho các bạn sinh viên - Ảnh: Minh Đức |
Phóng to |
Phần giao lưu đầy xúc động với bạn Lê Hoàng Ngọc Thủy, sinh viên trường ĐH Văn Lang và mẹ của mình - cô Lê Thị Nghĩa - Ảnh: Minh Đức |
Phóng to |
Nhiều bạn sinh viên đã không cầm được nước mắt trước hoàn cảnh gia đình của bạn Lê Hoàng Ngọc Thủy - Ảnh: Minh Đức |
Phóng to |
Các bạn tân sinh viên được trao tặng học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2013 tối 5-10 - Ảnh: Minh Đức |
Cô bé khiếm thị đã làm mọi người bất ngờ, xúc động khi tâm sự: “Nhiều người hỏi Trang, bị khiếm thị như thế có phải là bất hạnh không. Trang bảo là Trang may mắn khi sống trong tình yêu thương của mọi người”. Sau đó, Trang cất tiếng hát bài “Gánh hàng rong” để tri ân những người mẹ đã đồng hành cùng con của mình trên bước đường đời.
Làm “đôi chân” cho bạn
Tại buổi lễ, những gương mặt thân quen từng xuất hiện trên mặt báo trước đó như Lâm Văn Vũ (nhân vật trong bài “Sắp gục ngã trước cổng trường ĐH”, Tuổi Trẻ 10-9), bà Nguyễn Thị Lượm (phụ huynh của tân sinh viên Bùi Thị Thảo trong bài “Túp lều của cô giáo tương lai”, Tuổi Trẻ 26-9) cũng đưa con gái đến nhận học bổng.
Học bổng “đặc biệt” Có lẽ học bổng đặc biệt nhất tại lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” tối 5-10 là học bổng của… một tân sinh viên vượt khó dành cho bạn mình. Chia sẻ cùng khó khăn của một tân sinh viên, Lâm Văn Vũ (nhân vật trong bài Sắp gục ngã trước cổng trường ĐH, Tuổi Trẻ 10-9) đã nhường lại cho một bạn tân sinh viên khó khăn khác. Vũ tâm sự: “Gia đình em cũng khó khăn nhưng không khó khăn bằng một số bạn ở đây. Khi báo Tuổi Trẻ đăng bài về câu chuyện của mình, em cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ cũng giúp em trang trải khó khăn lúc này. Em xin nhường phần học bổng của mình cho bạn khác”. Cảm động trước câu chuyện của tân sinh viên Lê Hoàng Ngọc Thủy (ĐH Văn Lang) cùng người mẹ bị ung thư, bà Lê Thị Nghĩa, một mạnh thường quân cũng hỗ trợ thêm 5 triệu đồng. |
“Tui đi xe buýt lên ở lại KTX với Thảo - bà Lượm kể - rồi đưa con đến đây. Học bổng là nguồn động viên lớn cho gia đình chúng tôi trong việc học”.
Sinh viên khiếm thị Nguyễn Quang Nhị cũng làm “đôi chân” cho bạn mình là sinh viên Nguyễn Thanh Tỵ (Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM”. Trước đó, Nhị là người gọi đến Báo Tuổi Trẻ để giới thiệu học bổng cho người bạn khuyệt tật đôi chân của mình.
Nghe tin Tỵ được trao học bổng vào phút chót nhưng không biết đi bằng cách nào, Nhị xung phong: “Để mình đưa bạn đi. Bạn đi xe buýt chưa quen, lên xuống chưa biết nên mình tình nguyện hỗ trợ bạn”. Vậy là, trời mưa, một sinh viên khiếm thị đưa một sinh viên khuyết tật đến hội trường Nhà văn hóa Thanh Niên nhận học bổng.
“Chúng tôi hiểu khó khăn của các em”
Phát biểu khai mạc, ông Vũ Văn Bình, phó tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ, nói: "Ngay từ những ngày đầu khởi động chương trình Tiếp sức đến trường năm 2013, báo Tuổi Trẻ đã truyền đi một thông điệp: Tân sinh viên khó khăn, hãy gọi Tuổi Trẻ. Lập tức, thông điệp ấy nhận được sự đồng cảm của cộng đồng xã hội, đặc biệt là những thầy cô giáo, gia đình, hàng xóm của những thí sinh vừa trúng tuyển ĐH, CĐ nhưng có nguy cơ phải bỏ học vì gia đình khó khăn”.
Ông Bình nhắn nhủ: “Đậu vào ĐH là bước ngoặt trên trong cuộc đời các bạn. Tuy nhiên, đó chưa phải là đích đến cuối cùng. Vì vậy, trên bước đường phía trước, chắc chắn các bạn phải nỗ lực hơn rất nhiều. Học bổng Tiếp sức đến trường là phần thưởng cho các bạn đã nỗ lực vượt khó. Các bạn xứng đáng được nhận học bổng này và đó là niềm tự hào, niềm động viên để các bạn vượt qua những thử thách mới. Mỗi khi gặp khó khăn, các bạn hãy nghĩ về học bổng hôm nay để tiếp tục đi tới”.
Bà Nguyễn Thị Minh Phượng - đại diện Ủy ban tương trợ người Việt Nam tại Đức - kể bà đồng cảm với các bạn tân sinh viên vượt khó trong lễ trao học bổng hôm nay. “Khi chúng tôi đi du học - bà Phượng nói - đất nước vẫn trong chiến tranh. Khi ấy, chúng tôi rất khó khăn về vật chất, tình cảm. Do đó, chúng tôi hiểu được những khó khăn của các bạn đăng gặp phải bây giờ. Chúng tôi sẽ cùng báo Tuổi Trẻ, các mạnh thường quân nâng bước các bạn đến giảng đường. Chúng tôi mong trên quê hương sẽ không có bạn nào phải bỏ học vì nghèo”.
Học bổng lần thứ 358 với tổng số tiền 1,25 tỉ đổng (5 triệu đồng/suất, kèm quà tặng hiện vật) do Ủy ban Tương trợ người VN tại Đức tài trợ 100 triệu đồng, Công ty Du lịch Vietravel 100 triệu đồng, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng 100 triệu đồng, Công ty Duy Lợi 50 triệu đồng, Saigon Co-op 50 triệu đồng, trích từ Giải golf gây quỹ “Tiếp sức đến trường” (do Công ty CP Phân bón Bình Điền, Đài Truyền hình VN, báo Tuổi Trẻ tổ chức) 150 triệu đồng; Quỹ Khuyến học Vinacam 200 triệu đồng và Bạn đọc báo Tuổi Trẻ đóng góp 275 triệu đồng.
Con đường bền bỉ nhất vẫn là học tập
“Từng đêm, ở chốn Sài Gòn tấp nập, ánh đèn đêm đưa lối cho từng bước chân nặng nề của mẹ, cùng giỏ hoa lài mưu sinh, lo cho mấy đứa con ăn học. Không có nhà, gia đình em đã lưu lạc bao năm ở rất nhiều chỗ trọ. Nhiều lúc không có tiền đóng tiền nhà, thiếu quá nhiều tháng liền, thế là lại phải dọn nhà đi ra chỗ khác.
Mẹ em từng nói, giống như nhiều bà mẹ khác, mẹ có thể bắt chúng em ra đời buôn bán và lăn xả từ nhỏ, một ngày cũng kiếm được ít tiền để trang trải. Nhưng mẹ không can tâm chọn con đường đó cho chúng em. Đối với mẹ, con đường bền bỉ và an toàn nhất vẫn là học tập và có ngành nghề ổn định để cuộc sống con cái sau này đỡ khổ hơn mẹ bây giờ… ”.
“Việc chăm lo cho các bạn sinh viên vào ĐH với nhiều gia đình vẫn là thách thức lớn. Chính vì vậy, học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ mang ý nghĩa rất lớn. 11 năm bền bỉ, học bổng này từ những tấm lòng là niềm hi vọng của các bạn tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta tin tưởng rằng với tuổi trẻ, ý chí, tri thức các bạn học được ở giảng đường sẽ đóng góp vào sự phát triển của đất nước”
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Nỗi lo "gục ngã" trước cổng trường đại họcTúp lều của cô giáo tương lai“Tiếp sức đến trường” 203 sinh viên ĐBSCLTiếp sức 100 tân sinh viên Nam Trung bộ đến trường
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận