Phóng to |
Tôi khá ngạc nhiên khi dư luận lại có cái nhìn ác cảm về hệ đào tạo tại chức như vậy. Bản thân tôi đã có một bằng chính quy và một bằng tại chức nhưng tôi đều tự hào về cả 2 bằng.
Tôi nhận thấy hệ tại chức đem lại cho người dân rất nhiều cơ hội để cải thiện kiến thức của mình.
Không phải ai cũng may mắn được sinh ra trong những gia đình thuận buồm xuôi gió để rồi con đường học hành luôn mênh mang hoạn lộ. Còn tới vài chục phần trăm thanh niên lớn lên trong những hoàn cảnh trớ trêu mà việc tới trường một cách bình thường rất là khốn khổ.
Do vậy, việc họ không thi đại học hệ chính quy chưa hẳn là do họ dốt hay họ lười. Tôi không tin rằng các giáo sư - tiến sĩ của chúng ta có thể trở thành tiến sĩ nếu ngay lúc chào đời đã rơi vào một gia đình mà cha mẹ suốt ngày nghiện ngập, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp...
Nếu chỉ nhìn vào thành tích học tập phổ thông hay cận ngưỡng cửa đại học mà đánh giá một con người thì sẽ rất sai lầm.
Việc này, theo tôi thì Bộ Giáo dục - đào tạo hay bản thân Đà Nẵng cũng như dư luận xã hội nên nhìn sang Thụy Điển - quốc gia được xem là một trong những nước văn minh, tiến bộ nhất thế giới.
Tại Thụy Điển, nếu tôi nhớ không lầm thì họ lại khuyến khích toàn dân học... tại chức!
Tại quốc gia này, họ không gọi bằng cái tên tại chức như ta mà họ gọi là phương pháp học tập vòng tròn. Đây là một phương pháp rất phổ biến tại Thụy Điển.
Nội dung thì cũng tựa như kiểu đào tạo như tại chức của chúng ta mà thôi. Tức là, họ đặc biệt khuyến khích người dân đã đi làm rồi thì hãy đi học thêm, học thêm và học thêm suốt đời.
Chương trình đào tạo của họ thậm chí cho phép xé lẻ ra và cho phép học viên kéo dài cả chục năm trời cho tới khi anh tích lũy đủ số tín chỉ cần thiết để được nhận bằng chứ không nhất thiết cứ phải lao vào học tập trung hùng hục như chúng ta.
Bởi lẽ, họ quan niệm rằng 18 tuổi đã là trưởng thành và phải lao đi làm việc kiếm tiền. Sau đó thì cứ tà tà mà đi học thêm mà kiếm thêm kiến thức chứ không nhất thiết 18 tuổi phải lao vào đại học.
Thử hỏi, có bao nhiêu phần trăm thanh niên được bố mẹ "vỗ béo", chăm chút từ tấm bé cho tới khi tới 18 tuổi, được ăn uống tử tế, được học hành tử tế và vì thế thi cái rụp được vào luôn đại học? Và cứ thấy ai là sinh viên chính quy thì đó là nhân tài?
Phải chăng, đó chính là lý do Thụy Điển phát triển được như vậy?
------------------
Bạn có ý kiến gì về vấn đề này, xin chia sẻ cùng chúng tôi qua phần ý kiến bạn đọc bên dưới hoặc gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn. Xin cảm ơn.
Theo bạn, chất lượng đào tạo hệ tại chức:
Không có chất lượng, thua xa đào tạo chính quy Ngang ngửa với đào tạo chính quy Tùy người học, tùy cơ sở đào tạo Không so sánh được, hai hệ đào tạo khác nhau Ý kiến khác
|
Tin, bài liên quan:
Tại sao Đà Nẵng phân biệt hệ tại chức?Cách làm quyết liệt của Đà Nẵng?Không nhận sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào cơ quan nhà nướcLoại trừ sự không minh bạch trong tuyển dụngĐà Nẵng đột phá công chức, nhưng...Thả nổi đào tạo tại chức - Kỳ 1: Chất lượng phập phùThả nổi đào tạo tại chức - Kỳ 2: Chóng mặt với số lượngThả nổi đào tạo tại chức - Kỳ 3: Hạ chuẩn, xén chương trình
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận