Phóng to |
- Thực tế hơn sáu năm nay, TP Đà Nẵng đã không tuyển sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào bộ máy nhà nước, chỉ là chưa hình thành một văn bản chính thức thôi. Chủ trương này không ảnh hưởng đối với số cán bộ đã có chức vụ nhưng chưa được đào tạo đại học, bây giờ đang học thêm để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
* Ông có thể cho biết rõ hơn về chủ trương tuyển dụng nhân lực của TP Đà Nẵng? - Từ lâu, TP Đà Nẵng tuyển dụng cán bộ theo thứ tự ưu tiên. Thứ nhất là số sinh viên hưởng ngân sách TP cử đi đào tạo ở trong nước và nước ngoài. Theo hợp đồng, họ phải trở về phục vụ TP và TP có trách nhiệm bố trí công việc hợp lý, phù hợp với chuyên môn của từng người. Thứ hai là số sinh viên khá giỏi. Hằng năm, để thu hút người tài, chúng tôi tuyển dụng số sinh viên giỏi, không phân biệt người ở Đà Nẵng hay ở các địa phương khác để bố trí công việc. Tuy nhiên, số biên chế vào cơ quan nhà nước có hạn. Mỗi năm số biên chế được phân bổ cho các cơ quan ít đến mức các sinh viên khá giỏi hệ chính quy cũng còn thừa ra thì chỗ đâu cho người học tại chức vào. |
- Chủ trương này nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ. Việc không nhận sinh viên tại chức sẽ loại trừ những trường hợp không minh bạch trong tuyển dụng. Ta thử lấy ví dụ có số con em cán bộ học yếu không đậu chính quy, sau đó học tại chức rồi nhờ mối quan hệ này nọ để được lọt vào cơ quan nhà nước.
Bây giờ chúng tôi ra văn bản này cũng nhằm mục đích để người dân giám sát việc đó. Ví dụ họ có thể thấy khi tuyển dụng, nếu con họ học chính quy giỏi mà không được tuyển dụng trong khi con người khác học tại chức mà được vào, họ giám sát được và có thể kiện. Với cách làm này, tôi có thể khẳng định hiện số cán bộ ở các cơ quan nhà nước tại Đà Nẵng tốt nghiệp đại học chính quy chiếm tỉ lệ trên 90%.
* Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích người dân tự học và tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Như vậy việc TP Đà Nẵng không tuyển dụng sinh viên hệ tại chức liệu có đi ngược với chủ trương chung?
- Nhà nước luôn tạo ra chính sách và khuyến khích người đi học. Nhưng con đường vào cơ quan nhà nước không phải là con đường duy nhất đối với tất cả mọi người. Nếu anh học tại chức mà thật sự giỏi, anh có thể vào bất cứ đâu làm như các tổng công ty, tập đoàn nước ngoài hoặc các đơn vị kinh tế khác.
Nếu bản thân anh là người có tài, chất lượng đầu ra tốt thì ai cũng tiếp nhận anh cả. Có người đào tạo tại chức giỏi mà không được tiếp nhận thì anh cứ vào các đơn vị khác không phải bộ máy của TP. Còn anh nói anh giỏi mà không có cơ hội cống hiến cho đất nước thì tôi nghĩ là không phải.
Anh đừng nghĩ mình có tài mà không được vào cơ quan nhà nước để cống hiến cho xã hội. Anh có thể làm việc ở bất cứ đâu nhưng đem lại lợi ích cho xã hội thì anh đã cống hiến rồi. Còn nếu anh không giỏi thì anh sẽ làm việc khác phù hợp với năng lực.
Phóng to |
Ông Trần Văn Minh - Ảnh: Đ.N. |
* Ông nghĩ sao khi có nhiều ý kiến cho rằng việc Đà Nẵng áp dụng chủ trương này sẽ làm cản trở sự phát triển của các loại hình đào tạo tại chức?
- Việc TP không tuyển dụng sinh viên tại chức, theo tôi, không ảnh hưởng đến các loại hình đào tạo của các trường đại học. Các trường đại học luôn đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Nếu anh đào tạo tốt thì sẽ có người học.
Người học có chất lượng thì đương nhiên họ có thể làm việc bất cứ đâu. Và bằng chứng cho thấy những năm qua các địa phương khác cũng áp dụng cách tuyển này nhưng không ra văn bản chính thức. Giờ chúng tôi ra văn bản để công khai minh bạch. Minh bạch trong tuyển dụng cũng là mục đích kích thích học sinh nỗ lực phấn đấu trong học tập.
* Cũng có nhiều ý kiến không đồng tình cho rằng Đà Nẵng làm như vậy là coi trọng bằng cấp hơn năng lực, theo ông thì có đúng như vậy không?
- Theo tôi, không có gì phải nói là nặng bằng cấp ở đây cả. Tôi công nhận có người học tại chức trình độ giỏi nhưng số này rất ít. Còn số sinh viên chính quy cũng có người yếu nhưng số lượng không nhiều. Và khi đưa ra một chính sách hay quyết định gì thì cần xuất phát từ cái chung. Ban đầu nhiều người thấy chúng tôi đưa ra quyết định này thấy rất khó chịu và phản đối, nhưng thực tế từ lâu chúng tôi đã làm như vậy rồi.
Làm sao biết được năng lực ngay từ đầu, phải giao công việc cho người làm thử thách. Tuy nhiên, cái để lọc đầu tiên phải là tấm bằng, cái đầu tiên ta phải công nhận cái bằng giỏi của anh ta. Thử hỏi khi tuyển làm sao biết được thực lực của anh ta được, do đó bằng cấp là cơ sở đầu tiên.
Ông BÙI VĂN TIẾNG (trưởng Ban tổ chức Thành ủy Đà Nẵng): Lời cảnh tỉnh chất lượng giáo dục đại học Ông Bùi Văn Tiếng - trưởng Ban tổ chức Thành ủy Đà Nẵng (ảnh) - cho rằng học đại học thì trình độ cho ra đại học. Quy định tấm bằng cử nhân dù ở hệ tại chức hay chính quy cũng được công nhận như nhau nhưng người cầm bằng cử nhân sao cho xứng đáng. Việc quyết định không tuyển dụng sinh viên hệ tại chức của TP là hoàn toàn đúng và có cơ sở.
* Nghĩa là TP Đà Nẵng đánh giá chất lượng sinh viên tại chức hiện không đáp ứng được đòi hỏi của địa phương? - Chất lượng đại học từ hệ đào tạo không chính quy hiện còn thấp lắm. Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận chất lượng đối với loại hình đào tạo đại học từ xa, đại học tại chức. Tôi là người hiện đang tham gia nhiều lớp giảng dạy đại học không chính quy nên tôi biết rất rõ. Vậy nên việc quyết định không nhận sinh viên hệ tại chức mà TP Đà Nẵng vừa công bố là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với chất lượng giáo dục đại học hệ không chính quy. Không cần nói mọi người cũng đã nhìn thấy và hiểu rằng chất lượng đại học không chính quy hiện nay đang ở mức rất thấp. * Thưa ông, nhiều ý kiến nói Đà Nẵng đang chối bỏ một loại hình đào tạo mà Bộ GD-ĐT khởi xướng lâu nay? - Nói vậy là không đúng. Hiện tại chúng tôi đang khuyến khích cán bộ của mình nên học thêm một bằng đại học hệ tại chức nữa để nâng cao trình độ, đương nhiên số cán bộ này đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy hẳn hoi trước đó. Nói như thế để khẳng định rằng chúng tôi không chối bỏ gì cả. Nhưng bộ phận cán bộ này họ đi học không phải vì bằng cấp nữa mà họ tự giác nâng cao trình độ để làm tốt hơn công việc nên họ học hành rất đàng hoàng. |
* Việc Đà Nẵng ra quyết định không nhận sinh viên tại chức cũng là bước đầu hướng tới nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ hành chính công, đồng thời cũng là lời thức tỉnh cho kiểu đào tạo kém như hệ tại chức. * Theo lý thuyết, hai bằng này có giá trị tương đương và được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, Đà Nẵng có quyền không chấp nhận bằng tại chức không phải là không có cơ sở vì hệ này càng ngày càng đào tạo lôi thôi. Đây cũng là một tiếng chuông báo động về sự bất cập trong hệ thống bằng cấp của ta hiện nay. Rất mong Bộ GD-ĐT xem lại cách làm trong bấy lâu nay là hệ chính quy tổ chức thi riêng, tại chức thi riêng nên mới có sự kỳ thị này. * Thực tế có bao nhiêu người thực giỏi chọn hệ tại chức để học? Nhiều người nhìn nhận hệ tại chức như là chính sách khuyến học, xã hội học tập. Điều đó đúng, nhưng từ ý tưởng tốt ban đầu. Còn thực tế hệ tại chức đang dần trở thành nơi đào tạo những nhân lực trình độ thấp hơn nhằm hợp thức hóa bằng cấp. Tôi từng là giáo viên đi coi thi hệ tại chức. Ơn trời, không biết họ học kiểu gì, toàn bộ đi thi chép tài liệu, giáo viên bắt tài liệu lập tức bị chửi bới, đe dọa (hi vọng chỉ là trường hợp cá biệt). * Việc ra quyết định không tuyển sinh viên tại chức vào làm việc tại các cơ quan nhà nước có thể loại bỏ được những đối tượng lêu lổng ham chơi không chịu học hành đàng hoàng, có những mối quan hệ xã hội... để hợp thức hóa được một chỗ làm trong các cơ quan nhà nước. Nhưng cũng với quyết định này chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đối tượng thật sự có khả năng học tập, có ý thức học tập tốt nhưng do không có điều kiện theo học các hệ chính quy. |
__________
Tin bài liên quan:
Tại sao Đà Nẵng phân biệt hệ tại chức?Cách làm quyết liệt của Đà Nẵng?Không nhận sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào cơ quan nhà nướcLỗi không ở cái bằngVấn đề là khả năng làm việc
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận