Phóng to |
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân đón lao động Việt Nam tại sân bay Nội Bài (ảnh chụp ngày 9-3) - Ảnh: Lê Nam |
Tại cuộc họp báo ở sân bay, bà Nguyễn thị Kim Ngân, bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội, cho biết:
- Sau mười ngày thiết lập cầu hàng không, VNA đã đưa được hơn 3.200 lao động về nước an toàn. Hiện một chuyến tàu biển đang trên đường đưa hơn 1.000 lao động về nước, dự kiến cập cảng Hải Phòng ngày 21-3. VN là quốc gia đầu tiên trong khu vực sớm hoàn thành công tác di tản công dân ra khỏi Libya. Có được kết quả này là do Chính phủ đã chỉ đạo kịp thời và kiên quyết. Đích thân Thủ tướng nhiều lần gọi điện cho tôi và gọi trực tiếp cho trưởng đoàn tại Tunisia để nắm tình hình, chỉ đạo trực tiếp.
* Thưa bộ trưởng, chúng ta sẽ giải quyết thế nào đối với hơn 10.000 lao động đã về nước?
- Đã có một doanh nghiệp là Tập đoàn Khang Thông đang bắt đầu triển khai dự án Happy Land ở Long An, xây dựng một dự án như Disneyland, cam kết sẽ tiếp nhận toàn bộ số lao động từ Libya trở về. Nếu lao động nào không muốn làm trong nước, tiếp tục đi xuất khẩu lao động thì chúng tôi sẽ chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước, các doanh nghiệp có trách nhiệm tìm kiếm, khai thác thị trường phù hợp để đáp ứng nguyện vọng của họ.
* Nhiều lao động chỉ mới sang Libya được 1, 2 tháng, thậm chí vài ngày thì phải về. Vậy họ sẽ được hỗ trợ gì và thanh lý hợp đồng như thế nào?
- Chúng tôi sẽ chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước cùng các doanh nghiệp căn cứ vào pháp luật và căn cứ vào các hợp đồng cụ thể để giải quyết chính sách cho người lao động. Riêng các khoản nợ ngân hàng, hiện chưa có ngân hàng nào đòi nợ người lao động, trong điều kiện cần thiết chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng để có chính sách đối với các khoản nợ này.
* Liệu còn có lao động nào của VN đang ở Libya mà chúng ta chưa biết?
- Tới giờ phút này có thể nói tất cả những người lao động của VN đều có thông tin với nhau. Nếu các nhà báo để ý, đây là ban chỉ đạo giải quyết tình hình công dân VN tại Libya, có nghĩa là kể cả lao động đi trong hay ngoài hợp đồng, đi tự do, cả công dân VN đi thăm thân nhân, đi du lịch hay đi học chúng ta đều đưa về.
* Cũng liên quan đến việc đưa hết công dân VN ra khỏi Libya, ông Đoàn Xuân Hưng - thứ trưởng Bộ Ngoại giao, trưởng đoàn công tác vừa về từ Tunisia - nói:
- Chúng tôi cũng chỉ đạo đại sứ tại Libya và hai cán bộ tại Tunisia để phòng trường hợp còn người của mình lạc đâu đó thì sứ quán có trách nhiệm giải quyết dứt điểm cho anh em. Ngay cả các em học sinh Campuchia, khi nghe một người bạn VN thông báo các em này đang rất cần được giúp đỡ, tôi đã điện thoại yêu cầu đại sứ thuê xe cho các em sang Tunisia và đưa về nước trước. Chúng ta lo cho cả bạn bè.
* Ngày 9-3, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Mạnh Hiển đã ký quyết định trích ngân sách TP hỗ trợ 1 triệu đồng đối với mỗi lao động có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội làm việc tại Libya phải về nước trước thời hạn. Đây là khoản hỗ trợ của riêng TP Hà Nội. Lao động vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đi xuất khẩu lao động tại Libya được giãn nợ thời hạn tối đa 24 tháng.
Happy Land cam kết có đủ việc làm cho người lao động Trao đổi về vấn đề tiếp nhận lao động từ Libya, bà Phạm Thị Phương Thảo - chủ tịch hội đồng quản tri kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Khang Thông, chủ dự án Happy Land - cho biết: - Tôi khẳng định đề nghị của chúng tôi về việc tiếp nhận lao động Việt Nam từ Libya trở về là hoàn toàn nghiêm túc, Happy Land cam kết sẽ đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho số lao động này trong thời gian dài, thậm chí mười năm chứ không phải dăm bữa nửa tháng. Bộ LĐ-TB&XH rất ủng hộ đề nghị của chúng tôi, dự kiến ngày 11-3, lãnh đạo của bộ sẽ thị sát thực tế dự án trước khi hỗ trợ chúng tôi các thủ tục tiếp nhận lao động. * Số lao động trở về từ Libya hiện lên tới 10.000 người, liệu nhu cầu của dự án có đảm bảo đủ công ăn việc làm cho tất cả? - Theo tính toán của các chuyên gia, để dự án Happy Land hoàn thành đúng tiến độ và đưa vào hoạt động sau ba năm nữa, số lao động mà chúng tôi cần lên đến 26.000 người, gồm cả lao động phổ thông cũng như lao động bậc cao. Đến thời điểm này, tổng số lượng lao động làm việc tại dự án chỉ mới khoảng 4.000 người. Hơn nữa, chúng tôi đang triển khai nhiều dự án thành phần trong khu Happy Land như trường đào tạo nhân lực phục vụ dự án với 2.000 học viên, nhà điều hành dự án (sức chứa 3.000 người), chung cư cho các chuyên gia đến làm việc và khách sạn... Chỉ riêng khách sạn 1.000 phòng có nhu cầu hơn 2.000 lao động. * Vấn đề mà các lao động này quan tâm nhất là các chế độ lương... - Nếu vào làm việc tại Happy Land, chúng tôi đảm bảo mức lương thấp nhất đối với các lao động phổ thông là 3 triệu đồng/tháng, các lao động có tay nghề sẽ nhận mức lương 4-6 triệu đồng/tháng và các lao động có trình độ, các kỹ sư chẳng hạn, sẽ được trả mức lương 6-15 triệu đồng/người/tháng tùy công việc. Ngoài chuyện lương, tập đoàn chúng tôi sẽ bố trí chỗ ăn ở miễn phí cho tất cả lao động làm việc tại dự án. Tập đoàn Khang Thông sẽ đứng ra bảo lãnh khoản tiền nợ ngân hàng (nếu có) mà các lao động vay để làm chi phí cho việc đi Libya, sau đó sẽ trừ dần vào lương hằng tháng của lao động. * Việc tiếp nhận số lao động này dự kiến bắt đầu vào thời điểm nào và điều kiện ra sao, thưa bà? - Nếu được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, chúng tôi sẽ bắt đầu tiếp nhận lao động vào đầu tháng 5-2011, những lao động nào có nhu cầu vẫn có thể được tiếp nhận ngay tại thời điểm này. Do số lượng lao động tương đối lớn, tôi cho rằng thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ có thể kéo dài một vài tháng. Còn các điều kiện để vào làm việc cũng không có gì phức tạp, sau một thời gian ngắn thử việc, các lao động sẽ được ký hợp đồng và bố trí làm những công việc thích hợp. Theo tôi, các lao động ở Libya về chủ yếu làm trong lĩnh vực xây dựng, hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của chúng tôi nên mọi chuyện rất thuận lợi. |
Tin bài liên quan:
Lao động Việt Nam ở Libya: Chạy loạn trong tiếng súngThêm 523 lao động từ Libya trở vềCộng đồng quốc tế cấm vận LibyaTrở về từ Libya: mừng và loBộ trưởng ra sân bay đón công nhân VN về từ LibyaBiên giới Libya: Hoảng loạn và tuyệt vọngLibya trước nguy cơ nội chiếnCuộc vượt thoát nghiệt ngãKết thúc cầu hàng không giải cứu lao động VN tại Libya
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận