Ông Phạm Thanh Bình nói gì?Để không rơi vào cảnh như Vinashin
Phóng to |
Công nghiệp đóng tàu là một trong ba nhiệm vụ chính của Vinashin trong thời gian tới. Trong ảnh: tàu trọng tải 50.000 tấn do Vinashin đóng được xuất khẩu qua Anh - Ảnh: Hoàng Phương |
FSO-5 là công trình kho nổi chứa xuất dầu lớn nhất và là công trình đầu tiên đóng mới ở Việt Nam. Công trình được Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN - Vinashin) đóng cho Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí PTSC (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam). Ngày 27-4, FSO-5 đã được lai dắt vào vị trí neo đậu tại mỏ Bạch Hổ.
Dự án kho nổi chứa xuất dầu FSO-5 là một công trình cơ khí trọng điểm nhưng quá trình thực hiện chậm, nhà thầu phải nhiều lần xin gia hạn bàn giao và điều chỉnh tăng vốn. Từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc Vinashin kiểm điểm nghiêm túc việc chậm tiến độ thực hiện dự án kho nổi chứa xuất dầu thô FSO-5.
Tính đến cuối năm 2009, dự án đã chậm tiến độ 19 tháng so với kế hoạch, việc chậm trễ đã khiến PTSC không thể chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 và cả năm 2009.
Dự án kho nổi chứa xuất dầu FSO-5 là một trong những dự án “lùm xùm” của Vinashin. Ngoài dự án này, Vinashin còn có một số dự án theo kết luận của Bộ Chính trị ngày 31-7 về Vinashin là “trái với quy hoạch được phê duyệt, dàn trải trên nhiều lĩnh vực, có lĩnh vực không liên quan đến công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, trong đó có nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, có nhiều công ty, dự án thua lỗ nặng nề”. Xác định nguyên nhân dẫn đến việc Vinashin phải tái cơ cấu, trong văn bản trên, Bộ Chính trị nêu rõ:
“Những hạn chế, yếu kém xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, song nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, trước hết thuộc về trách nhiệm trực tiếp của hội đồng quản trị và ban lãnh đạo tập đoàn, trong đó có cá nhân chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn và trách nhiệm của một số cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở trung ương và địa phương. Cụ thể và chủ yếu:
+ Về nguyên nhân chủ quan:
- Trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý của công ty mẹ và các đơn vị thành viên của Vinashin chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị một tập đoàn kinh tế lớn, đặc biệt là người đứng đầu còn hạn chế về năng lực, có biểu hiện thiếu trách nhiệm, tùy tiện, cá nhân, báo cáo không trung thực, cố ý làm trái, vi phạm pháp luật trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, quyết định của Thủ tướng Chính phủ khi chỉ đạo các hoạt động đầu tư, dự án, vốn cho sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và bố trí cán bộ.
Lãnh đạo tập đoàn, trước hết là hội đồng quản trị và người đứng đầu với chức năng đại diện trực tiếp chủ sở hữu đã có nhiều khuyết điểm, sai lầm trong tổ chức, quản lý, điều hành, nhất là trong việc xác định lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tổ chức quản lý các công ty con, công ty liên kết, tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài chính, vay và trả nợ; trong một thời gian ngắn đã mở rộng quá nhanh quy mô tập đoàn, nhất là mở ra rất nhiều công ty con, công ty liên kết; mở sang một số lĩnh vực không phải là những chuyên ngành phục vụ cho nhiệm vụ chính của mình.
Tập đoàn đã chậm xây dựng điều lệ hoạt động và các quy định quản lý tài chính khác, như: quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý đầu tư xây dựng, các định mức kinh tế kỹ thuật...
- Một số cơ quan tham mưu liên quan thuộc Chính phủ, một số địa phương và một số cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát ở trung ương có thiếu sót, khuyết điểm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn; chưa sát sao giám sát, kiểm tra chặt chẽ và đánh giá đúng, kịp thời về công tác tổ chức, cán bộ và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện định hướng chiến lược phát triển của tập đoàn theo tinh thần nghị quyết trung ương 3 (khóa IX) và kết luận số 45-KL/TW ngày 10-4-2009 của Bộ Chính trị về việc thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế; đến nay vẫn chưa phê duyệt được điều lệ tổ chức, hoạt động và quy chế quản lý tài chính của công ty mẹ - Tập đoàn Vinashin; từ năm 2006-2009 tuy đã qua 11 lần kiểm toán, kiểm tra, thanh tra nhưng vẫn không phát hiện được đầy đủ, kết luận đúng tình hình và những yếu kém, khuyết điểm nghiêm trọng của tập đoàn, chưa đưa ra được những biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý kịp thời, có hiệu quả, mặc dù những biểu hiện về những khó khăn, khuyết điểm của Vinashin đã được cơ quan thông tin đại chúng và dư luận phản ánh, cảnh báo từ sớm và nhiều lần.
+ Về nguyên nhân khách quan:
- Mô hình tập đoàn còn đang trong giai đoạn thí điểm, chưa có sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả; thể chế, cơ chế còn thiếu hoặc chưa đồng bộ.
- Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới gần đây đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, trong đó có Vinashin”.
Tin bài liên quan:Kết luận của Bộ Chính trị về VinashinVinashin phải tự đứng lênCông bố quyết định đình chỉ chức vụ ông Phạm Thanh BìnhĐình chỉ chức vụ ông Phạm Thanh BìnhĐã có văn bản thông báo với Bộ Công anQuản lý tài chính yếu kém, nhiều tổng công ty thua lỗSuy nghĩ về sự phát triển dựa trên các tập đoànVinashin: cơ chế "độc nhất vô nhị” Kiểm điểm, xử lý kỷ luật chủ tịch HĐQT Vinashin Bài học Vinashin: Xem lại cơ chế giám sát các tập đoàn Tái cơ cấu để sửa chữa 3 năm sau Vinashin hết khó khăn Vinashin nợ hơn 80.000 tỉ đồngVinashin vẫn phải trả khoản nợ nước ngoàiVinashin đứng trước nguy cơ phá sảnBắt nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình2/3 đội tàu của Vinashin không chạy được
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận