29/11/2023 16:30 GMT+7

Đặc khu kinh tế Triều Tiên sôi động trở lại nhờ tăng cường giao lưu với Nga

Đặc khu kinh tế Rason của Triều Tiên đang là tâm điểm cho sự hợp tác ngày càng tăng giữa nước này với Nga.

Hỉnh ảnh người dân Triều Tiên uống bia tại một khu chợ ở đặc khu kinh tế Rason vào năm 2011 - Ảnh: REUTERS

Hỉnh ảnh người dân Triều Tiên uống bia tại một khu chợ ở đặc khu kinh tế Rason vào năm 2011 - Ảnh: REUTERS

Sôi động trở lại kể từ năm 2018 

Được thành lập vào những năm 1990 tại khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Nga, đặc khu kinh tế Rason ở Triều Tiên trong nhiều tháng gần đây có nhiều dấu hiệu của việc hoạt động trở lại.

Lần đầu tiên kể từ năm 2018, nhiều tàu được ghi nhận neo đậu trở lại tại khu Rason, hình ảnh từ vệ tinh cũng cho thấy có sự gia tăng đột biến của hoạt động thương mại ở khu cảng và đường sắt đến Nga.

Theo nhận định của các chuyên gia, quan hệ mật thiết lâu năm giữa Trung Quốc và Triều Tiên có thể là động lực cho sự phục hồi của Rason. Nhưng việc Triều Tiên đang tăng cường hợp tác với Nga có thể là nguyên nhân cho các tác động tức thời này.

"Hiện Triều Tiên và Nga đang ngày càng trở nên gần gũi trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine. Nga có thể sẽ đưa nhiều khách du lịch đến Triều Tiên, giúp phục hồi ngành du lịch (tại Rason)", Hãng tin Reuters dẫn nhận định của chuyên gia kinh tế về Triều Tiên tại Viện Thống nhất Hàn Quốc Jeong Eun Lee.

Qua Rason, Nga cũng có thể bán than, dầu và bột mì. Nếu có thêm nhiều công nhân Triều Tiên được phép qua biên giới, họ cũng có thể gửi thuốc của Nga và các hàng hóa khác về nhà cho người thân bán, chuyên gia Jeong cho biết.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động tại cảng ở đặc khu kinh tế Rason vào tháng 10-2023 - Ảnh: REUTERS

Hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động tại cảng ở đặc khu kinh tế Rason vào tháng 10-2023 - Ảnh: REUTERS

Ảnh hưởng của Nga sẽ gia tăng 

Theo Cơ quan Xúc tiến đầu tư thương mại Hàn Quốc (KOTRA), Trung Quốc chiếm 97% tổng kim ngạch thương mại của Triều Tiên trong năm 2022.

Tuy nhiên, kể từ tháng 12-2022, Nga đã nối lại xuất khẩu dầu sang Triều Tiên. Tính đến tháng 4-2023, Nga đã xuất khẩu 67.300 thùng dầu tinh chế sang quốc gia này.

Chuyên gia kinh tế Triều Tiên Lee Chan Woo tại Đại học Teikyo tại Tokyo (Nhật Bản) nói gỗ tại Nga được thợ Triều Tiên khai thác có thể được bán lại cho Trung Quốc tại khu Rason. Khu này hiện có khoảng 200.000 cư dân sinh sống.

Đại diện Cho Sung Chan từ Hananuri, tổ chức phi lợi nhuận của Hàn Quốc đang tài trợ tài chính cho một nhà máy chế biến thực phẩm tại khu Rason, dự đoán tầm ảnh hưởng của Nga ở khu vực kinh tế này sẽ ngày càng tăng.

"Giả sử 'thời kỳ trăng mật' của Nga và Triều Tiên kéo dài, Triều Tiên có thể nhận từ Nga các hỗ trợ lương thực, năng lượng và cơ sở hạ tầng thông qua Rason", Cho nói.

Sau buổi gặp với các quan chức Triều Tiên tại Bình Nhưỡng vào tháng 11, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nga Alexander Kozlov viết trên Telegram rằng hai quốc gia đang thảo luận về việc mở rộng thương mại và thử nghiệm việc giao thương các sản phẩm thịt.

Cũng theo ông Kozlov, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong chuyến thăm đến Nga vào tháng 9-2023 đã thảo luận về việc khởi động lại các dự án hậu cần tại Rason, như việc xây một cây cầu đường bộ mới nối Rason với Nga và tăng cường nguồn cung ngũ cốc.

Từ tháng 8-2023, cảng tại Rason được cho là đã tiếp nhận nhiều thuyền của Nga có liên quan đến công tác hậu cần quân sự.

Theo các báo cáo từ hình ảnh vệ tinh, các tàu này bị nghi chở khí tài quân sự từ Triều Tiên đến Nga. Điện Kremlin đã lên tiếng phủ nhận các chuyến hàng này.

Nga giúp Triều Tiên phóng vệ tinh trinh sát thành công?Nga giúp Triều Tiên phóng vệ tinh trinh sát thành công?

Giới chuyên gia quân sự Hàn Quốc nghi ngờ Nga giúp Triều Tiên phóng vệ tinh trinh sát quân sự tối 21-11.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên