Phóng to |
The King’s Speech từng giành nhiều giải tiền Oscar quan trọng và hiện là ứng cử viên nặng kí nhất tại hạng mục phim hay nhất |
Lễ trao giải do hai MC nam diễn viên James Franco và nữ ngôi sao Anne Hathaway dẫn chương trình.
Khoảng 11g20, một giải thưởng quan trọng của giải Oscar đã được công bố: Giải Đạo diễn xuất sắc nhất đã được trao cho Tom Hooper của phim The King' speech.
Và ngay sau đó, The King' speech cũng đã được công bố là phim xuất sắc nhất.
Theo kết quả thăm dò do TTO tổ chức, trong số 800 phiếu tham dự thăm dò, có 190 phiếu dự đoán phim Black Swan sẽ thắng giải, phim The King's speech xếp vị trí thứ hai với 180 phiếu. |
Để giành chiến thắng tại Oscar, The King’s Speech đã vượt qua 9 phim khác, trong đó có những đối thủ nặng ký như Social Network vốn luôn bám theo sát, hay True Girt (do hai anh em Coel đạo diễn, người từng chiến thắng ngoạn mục tại giải Oscar năm 2008)
The King’s speech
sản xuất năm 2010, do Tom Hooper đạo diễn, kịch bản: David Seidler. Các diễn viên chính là: Colin Firth vai vua Geogre VI, Helena Bonham Varter vai nữ hoàng Elizabeth, Geoffrey Rush vai Lionel Logue…Đây không chỉ đơn thuần là một bộ phim lịch sử về Hoàng gia Anh, mà còn là một bộ phim hết sức cảm động về tình bạn giữa vua Geogre VI với bác sĩ Lionel Logue (do Geoffrey Rush thủ vai), tình vợ chồng giữa vua Geogre VI và hoàng hậu Elizabeth.
Bộ phim cũng đã giành được đến 21 giải thưởng điện ảnh tiền Oscar cũng như có tới 68 đề cử, trong đó chiếm đến 10 đề cử Oscar - trở thành bộ phim giành được nhiều đề cử nhất tại giải Oscar lần thứ 83.
Phóng to |
Tom Hooper (sinh năm 1972) là đạo diễn truyền hình, điện ảnh người Anh. Ông khởi nghiệp năm 13 tuổi với một số phim ngắn và từng được đề cử giải Emmy, BAFTA,…cho các tác phẩm truyền hình. Đây là lần đầu tiên Tom Hooper được đề cử Oscar và ông đã xuất sắc giành chiến thắng trước đối thủ nặng kí là David Fincher của Mạng xã hội.
Khi phát biểu nhận giải, Tom Hooper đã gửi đến mẹ mình những lời cảm ơn. Chính mẹ của Hooper là người đã khuyên ông nên thực hiện bộ phim này. "Tư tưởng đạo đức chính của bộ phim là hãy luôn lắng nghe lời mẹ. Đối với tôi, đây là chiến thắng quá vinh hạnh", Tom Hooper nói.
Vị vua George VI (Albert Frederick Arthur George) của nước Anh - cha của Nữ hoàng Elizabeth II, đã lên ngôi một cách bất đắc dĩ sau khi anh trai của mình - vua Edward VIII thoái vị. Vua George VI đã nỗ lực để chữa căn bệnh nói lắp khi đất nước cần một lãnh tụ trong hoàn cảnh chiến tranh thế giới thứ 2 nguy cấp. The King's speech: Tiếng nói chắt lọc
Thể loại phim chân dung từng được Oscar vinh danh (Gandhi -1982, The Queen - 2006). Nhưng Diễn văn của nhà vua đã phần nào làm mới thể loại này khi gia tăng các chi tiết đời tư rất đắt giá, vừa khôi hài vừa cảm động, đặc biệt là diễn biến tâm lý chiều sâu của nhân vật George VI. Chính điều đó đã phá vỡ giới hạn cái nhìn hồ sơ tài liệu về mẫu người có thật trong lịch sử, mang đến sự gần gũi chân thực, đánh động mối thiện cảm của người xem. Khả năng thâm nhập, lan tỏa của âm nhạc Mozart cùng những câu thơ nổi tiếng trích từ Hamlet, Othello đã làm mỗi khung hình bộ phim, vốn được tạo chủ yếu từ các cú quay dài, góc quay tĩnh nhưng linh hoạt ở độ cao và độ gần, trở nên trang nhã, tinh tế. Thoạt tiên, Diễn văn của nhà vua (The King’s speech) có vẻ như muốn làm thỏa mãn những ai hiếu kỳ về vị vua nước Anh, George VI - cha của nữ hoàng Elizabeth II đang sống hiện thời. Nhưng kỳ thực George VI không được tái hiện, tô vẽ bằng cảm hứng huyền thoại - vốn thường là con đường dễ dàng nhất để quay về hào quang quá khứ. Bộ phim, một cách khéo léo và quyết liệt, đặc tả vị vua ở vị thế con người đời thường mà tật nói lắp (cà lăm) của ông hoàn toàn có thể hiểu là nỗi khổ tâm, khởi đầu mọi rắc rối để rồi khi khắc chế được, ông trở nên thật đáng kính và quan trọng trong khoảnh khắc cả dân tộc đang lâm vào tình thế hiểm nghèo. Không ai sinh ra là hoàn hảo nhưng có thể trở thành hoàn hảo bằng cách nào đó. Với George VI, trước hết là học cách nói! Chuyện phim bắt đầu khi công tước Albert xuất hiện trong buổi triển lãm, trước hàng ngàn người với sự trang nghiêm và danh dự quốc gia, nói lắp bắp mấy câu nhậm chức. Không muốn chồng là trò cười trước công chúng, người vợ Elizabeth đã tìm đến bác sĩ Lionel Logue để nhờ chữa trị. Dù bất đắc dĩ nhưng Albert dần phải tuân theo phương pháp chữa giọng, tập nói mà Logue đề ra. Ðó là một thử thách khó nhọc. Bởi để nói được tròn vành rõ chữ, vị vua tương lai không chỉ hạ mình thành đứa học trò trong tay Logue nghiêm khắc mà hơn thế, phải dẹp bỏ tất cả lòng tự ái, uy quyền, thói quen được cung phụng... Cuộc gặp gỡ Albert - Logue hẳn là ẩn dụ sâu xa về sự hình - thành - một - nhà - vua. Ở sự hình thành đó một Albert tập đọc lại Shakespeare với những lời có cánh cũng đồng thời là Albert biết văng tục thô bỉ, một Albert cáu giận với kẻ dạy dỗ mình cũng là người biết khổ luyện kiên trì để hoàn thành từng bài tập được giao. Albert đã trưởng thành, dũng cảm và bản lĩnh dần lên trong chính sự giao tiếp với Logue, hay đúng hơn trong cuộc tiếp xúc với những thần dân đòi hỏi và tuân thủ sự công bằng, trong chính những mong muốn của nhân quần chứ không phải là ý thích của bậc quân vương. Diễn văn của nhà vua, từ đó, không phải là nơi để nhà vua phô diễn tài năng câu chữ sáo rỗng mà phải là tiếng nói chắt lọc ý nguyện đất nước, có sức mạnh tinh thần lớn lao gắn kết muôn dân. Từ Albert đến George VI là từ một người chồng, người cha chăm chút gia đình đến người công dân đại diện cho đất nước, là từ cá nhân ưa nhàn đến người anh hùng dám đứng lên gánh trách nhiệm giang sơn, từ công tước nói lắp đến vị vua dõng dạc, khúc chiết trong từng lời hiệu triệu. Và đằng sau đó là tình yêu thương của gia đình, niềm hi vọng từ chính phủ, lòng tin của quần chúng. George VI đã trở nên vĩ đại vì đã chạm đến những điều bình thường, đơn giản nhất của cuộc sống. Do đó, có lẽ bộ phim còn đóng vai một ngụ ý chính trị dành cho các bậc phụ mẫu chi quốc hiện nay. |
Phóng to
* Giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất thuộc về Colin Firth trong phim The King' speech. Với bộ phim The King’s Speech, Colin Firth với lối diễn xuất thần từ anh mắt đến từng cơ mặt cơ miệng đã lột tả được hết cung bậc cảm xúc cũng như trạng thái của ông vua Geogre VI của nước Anh đã vượt qua được tật nói lắp như thế nào...
Colin Firth (nam diễn viên người Anh) sinh năm 1960 được biết đến nhiều qua vai diễn người đàn ông lịch lãm, kiêu hãnh nhưng tình cảm trong bộ phim truyền hình Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và định kiến), chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Jane Austen vào năm 1995.
Phóng to |
Colin Firth phát biểu khi nhận giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất - Ảnh: AFP |
Colin Firth bắt đầu sự nghiệp bằng những vai diễn trên sân khấu West End (Anh) và nam diễn viên này thường xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh được chuyển thể từ các tác phẩm văn chương lãng mạn như Bridget Jones’ Diary (Nhật Ký tiểu thư Jones), The Girl with the Pearl Earring (Cô gái đeo hoa tai ngọc trai). Những bộ phim này đã xây dựng cho Colin Firth một hình ảnh lãng mạn quyến rũ trong mắt phái nữ, đặc biệt là phụ nữ Anh.
Ngoài ra Colin Firth còn tham gia diễn xuất trong một số bộ phim từng đoạt giải Oscar như The English Patient (Bệnh nhân người Anh) và Shakespeare in Love (Shakespeare đang yêu)...
Trước đó với vai diễn này Colin Firth này đã từng giành được rất nhiều giải tiền Oscar như Hiệp hội diễn viên Mỹ, giải Chọn lựa của các nhà phê bình, Quả cầu vàng, giải phim độc lập Anh…
"Bây giờ tôi mới cảm thấy sự nghiệp của mình đã lên đến đỉnh vinh quang", Colin Firth nói khi nhận giải. Bài phát biểu của Colin Firth khá khác biệt và nhẹ nhàng, dí dỏm.
Ông cảm ơn Tom Hooper, David Seidler và Harvey Weinstein là những người đã phát hiện ra mình khi ông "chỉ là một hiện tượng trẻ".
* Giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất thuộc về Natalie Portman với vai diễn Nina trong phim Back Swan (Thiên nga đen).
Portman đã không giấu nổi sự xúc động đến nghẹn ngào. Cô đã cố gắng để không khóc. Khi nhận giải, cô đã khen ngợi đạo diễn Darren Aronofsky là "một vị đạo diễn không hề sợ hãi và có tầm nhìn", và cô đã cám ơn vị hôn phu của mình là Benjamin Millepied - cũng là người biên đạo bộ phim. "Tôi hi vọng sau lễ trao giải sẽ được hợp tác cùng những ứng viên đề cử khác, tôi kính phục tài năng của họ". Sau đó Portman đã dành lời cám ơn cho gia đình mình. |
Trong phim Black Swan, Natalie Portman đã xuất sắc thể hiện đủ sắc thái cảm xúc: căng thẳng, hoang mang, đau đớn cùng với những ám ảnh, ẩn ức và hoang tưởng…
Để đóng vai này Natalie Portman đã phải giảm cân với chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Ngoài ra cô phải luyện tập ballet (balê) 8 tiếng/ ngày để chuẩn bị cho vai diễn này.
Cũng chính nhờ bộ phim này mà cô đã tìm thấy tình yêu của mình với vũ công ballet kiêm biên đạo múa người Pháp Benjamin Millepied. Benjamin Millepied là người đã hướng dẫn cô tập múa balê để trong bộ phịm Black Swan. Hai người đang chờ đón đứa con sắp được chào đời.
Natalie Portman (29 tuổi) là nữ diễn viên người Mỹ gốc Israel. Cô được giới truyền thông mệnh danh là “ "Andrey Hepbrun mới”. Bộ phim có doanh thu cao nhất mà cô đóng là Star wars (Chiến tranh giữa các vì sao).
Bên cạnh những bộ phim lớn, cô còn tham gia những dự án phim quy mô nhỏ như: Goya’s Ghost (Hồn ma Goya, 2006), Paris Je t` aime (Paris, tình yêu của tôi, 2006, đây là tập hợp nhiều phim ngắn làm về Paris), Free Zone (Vùng tự do, 2005)…
Phóng to |
Natalie Portman xúc động khi nhận giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất - Ảnh: AFP |
Tờ Hollywood Reporter nhận xét rằng: “Sự phức tạp trong tính cách của nhân vật và khả năng nhập vai của Natalie Portman rất xứng đáng cho cô gặt hái nhiều giải thưởng lớn trong năm nay”.
* Giải nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất đã được trao cho Melissa Leo trong bộ phim The Fighter (Đấu sĩ). Melissa Leo (sinh năm 1960) là nữ diễn viên người Mỹ, từng được đề cử Oscar cho nữ diễn viên xuất sắc nhất trong bộ phim Frozen River (năm 2009), từng được biết đến với một số vai diễn trong các bộ phim truyền hình và điện ảnh như A time of detiny, 21 Grams, Confess,… Melissa Leo là ứng cử viên sáng giá nhất tại hạng mục này với vai diễn mẹ của huyền thoại huyền anh Mickey Ward (Mark Wahlberg thủ vai) trong The Fighter.
Phóng to |
Melissa Leo bất ngờ về giải nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất của mình - Ảnh: AFP |
* Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất đã được trao cho Christian Bale - The Fighter (Đấu sĩ). Nam diễn viên này đã vượt qua những ứng viên khá nặng ký khác ở hạng mục này là: John Hawkes - Winter's Bone (Xương trắng mùa đông); Jeremy Renner - The Town (Thị trấn); Mark Ruffalo - The Kids Are All Right (Những đứa trẻ sáng suốt); Geoffrey Rush - The King's Speech (Diễn thuyết của nhà vua).
Phóng to |
Christian Bale nhận giải nam diễn viên phụ xuất sắc nhất - Ảnh: AFP |
Đây là lần đầu tiên được đề cử, và cũng là chiến thắng đầu tiên tại Oscar cho Christian Bale. Anh đã sụt 13.5kg để hóa thân vào nhân vật Dicky Eklund trong phim The fighter.
Christian Bale (sinh năm 1974) là nam diễn viên người Anh, nổi tiếng với khả năng nhập vai tuyệt vời qua các phim như American Psycho, Shaft, Batman Begins,…
Phóng to |
Trích từ bài Time chọn 10 vai diễn ấn tượng nhất năm 2010 |
Phóng to |
Các nam/nữ diễn viên chính/ phụ xuất sắc nhất của Oscar lần thứ 83: Christian Bale, Natalie Portman, Melissa Leo, Colin Firth (từ trái qua) - Ảnh: AFP |
Trước đó, Melissa Leo, Amy Adams, Hailee Steinfeld và nữ diễn viên được đề cử Oscar Michelle Williams và Jennifer Lawrence là những vị khách đầu tiên đặt chân lên thảm đỏ trong những bộ trang phục lộng lẫy nhất.
Nữ diễn viên được đề cử nữ diễn phụ xuất sắc nhất Jacki Weaver niềm nở với các phóng viên: “Đây là thời khắc mà tôi chưa bao giờ dám mong đợi trong suốt 48 năm hoạt động của mình”.
Phóng to |
Anne Hathaway trên thảm đỏ Oscar - Ảnh: AFP |
Theo các nhà sản xuất, lễ trao giải sẽ diễn ra trong ba giờ với 24 giải thưởng quan trọng được trao cho những tên tuổi xứng đáng nhất.
Trước khi 2 MC xuất hiện trong phần chính của lễ trao giải, các khán giả trong nhà hát Kodak đã được xem các clip giới thiệu về 10 bộ phim được để cử phim hay nhất, trong đó các clip đều có sự xuất hiện của với những tình huống hài hước bắt chước các cảnh trong phim.
* Giải thưởng đầu tiên được trao là hạng mục chỉ đạo nghệ thuật đã thuộc về bộ phim Alice in Wonderland (Alice ở xứ sở thần tiên) và quay phim xuất sắc nhất thuộc về bộ phim Inception (Sự khởi đầu)
Phóng to |
Phóng toAlice ở xứ sở thần tiên làm khán giả no mắt với những hình ảnh lúc tươi sáng lúc u tối và tha hồ né người vì những "chiêu" quăng đồ vật về phía khán giả do hiệu ứng phim 3D mang lại. Những chi tiết phim độc đáo và hài hước: Hoàng hậu Ðỏ kê chân bằng con lợn béo ú, chơi golf bằng cách dùng con hạc đánh vào một con vật tròn nhỏ, thích mũ đẹp và có phần ngây thơ dù vẫn độc ác không ai sánh bằng...
* Vượt qua hai bộ phim How to Train Your Dragon (Bí kíp luyện rồng) và The Illusionist (Nhà ảo thuật), bộ phim: Toy Story 3 (Câu chuyện đồ chơi 3) đã đoạt giải Phim hoạt hình xuất sắc nhất.Toy Story 3 là bộ phim hoạt hình duy nhất cũng là phim có kinh phí cao nhất trong danh sách đề cử phim hay nhất tại Oscar năm nay.
Phóng to |
Với doanh thu hơn 1 tỷ USD trên toàn cầu, Toy Story 3 của hãng Pixar đã trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất năm qua. Phần 3 của Câu chuyện đồ chơi (Toy Story 3) của hãng Disney - Pixar đã trở thành phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại. |
* Trước đó, bộ phim The Lost Thingcũng đã được công bố đoạt giải phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất.
* Ở hạng mục Kịch bản chuyển thể, kịch bản The Social Network (Mạng xã hội)của tác giả Aaron Sorkinđã đoạt giải kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Aaron Sorkin (sinh năm 1961) là biên kịch kiêm nhà sản xuất của Mỹ nổi tiếng với các bộ phim như A Few Good Man, The American President, The Wwst Wing,… The Social Network được Aaron Sorkin chuyển thể từ cuốn sách The Accidental Billionaires: Sex, Money Betrayal and the Founding of Facebook (Tạm dịch: Bất ngờ trở thành tỷ phú: Tình dục, phản bội vì tiền và sự ra đời của Facebook).
[image-53aeb7af5c896]Phóng to |
Aaron Sorkin nhận giải Kịch bản chuyển thể |
* Hạng mục kịch bản gốc xuất sắc nhất đã được trao cho tác giả David Seidler với kịch bản của bộ phim The King's Speech (Diễn thuyết của nhà vua).
David Seidler đã phát biểu tại buổi trao giải: "Cha tôi luôn nói rằng tôi luôn tỏa sáng muộn hơn người khác. Ở tại đây và ngay hôm nay, tôi tin rằng tôi là người già nhất từng thắng tượng vàng Oscar. Tôi hi vọng kỉ lục này sẽ được phá vỡ sớm hơn và thường xuyên hơn". (Ông Seidler năm nay 74 tuổi.)
* Phim nước ngoài xuất sắc nhất thuộc về bộ phim In a better world (Trong một thế giới tốt hơn) của Susanne Bier (Đan Mạch). Đây là lần thứ hai đạo diễn Susan Bier xuất hiện trong đề cử Oscar ở hạng mục phim nước ngoài (lần trước vào năm 2007).
In a Better World là bộ phim nói về sự chia rẽ giữa phương Tây và thế giới Hồi giáo. Đạo diễn Susanne Bier đã phát biểu tại buổi trao giải: "Tôi nghĩ đây là vấn đề rất quan trọng và có tính cấp thiết trên toàn cầu. Phim sẽ nói về sự phân biệt đối xử mà mọi quốc gia phải giải quyết, về sự trả thù và cả sự tha thứ".
[image-53aeb7af5c960]Phóng to |
Đạo diễn Susanne Bier nhận giải thưởng phim nước ngoài xuất sắc nhất |
Nữ đạo diễn này chia sẻ thêm: "Tôi thích làm các phim tiếng Anh và tôi mong được làm phim tại Hollywood".
* Nhạc nền xuất sắc nhất được trao cho bộ phim The social network (Mạng xã hội).
* Inception tiếp tục nhận được thêm 2 giải hòa âm xuất sắc nhất và dựng âm thanh xuất sắc nhất. Trước đó, bộ phim này đã nhận giải quay phim xuất sắc nhất.
* Giải hóa trang được trao cho bộ phim The wolfman (tạm dịch: Người sói)
* Giải Thiết kế trang phục thuộc về Colleen Atwood của bộ phim Alice in Wonderland. Như vậy, bộ phim Alice in Wonderland đã có thêm giải thưởng thứ hai, trước đó, phim này đã có giải ở hạng mục chỉ đạo nghệ thuật. Đây là chiến thắng Oscar lần thứ 3 của nhà thiết kế trang phục Colleen Atwood (sinh năm 1950). Hai bộ phim trước đó mà bà cũng đạt giải ở hạng mục này là Chicago (2002) và Memoirs of a Geisha (Hồi ức của 1 geisha - 2006). Điều đặc biệt là kể từ năm 1999 đến nay thì bà luôn được đề cử ở hạng mục này tại giải Oscar.
* Giải phim ngắn đã được trao cho bộ phim God of love và giải bộ phim tài liệu thuộc về bộ phim Inside job, giải phim tài liệu ngắn thuộc về Strangers No More.
* Bộ phim Inception tiếp tục lập thêm thành tích khi đã thắng giải kỹ xảo. Đây là giải thứ 4 của Inception tại Oscar năm nay (trước đó đã nhận giải hòa âm xuất sắc nhất, dựng âm thanh xuất sắc nhất và giải quay phim xuất sắc nhất).
* Mạng xã hội cũng mới đoạt thêm giải dựng phim. Trước đó, phim này đã thắng giải: Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và giải Nhạc nền xuất sắc nhất.
Dựng phim xuất sắc là hạng mục quan trọng và rất thú vị của giải Oscar. Kể từ năm 1981, những bộ phim giành giải phim hay nhất đều từng có ít nhất một đề cử khác và thường đó là đề cử dựng phim xuất sắc nhất. True grit thiếu mất đề cử cho dựng phim nên khả năng giành được giải phim hay nhất là khá thấp.
* Giải bài hát xuất sắc nhất được trao cho ca khúc We belong together của bộ phim Toy Story 3.
Sau màn công bố kết quả giải bài hát trong phim hay nhất là màn trình diễn được mong đợi nhất nữ ca sĩ kì cựu Celine Dion trong phần Những khoảnh khắc đáng nhớ (với một màn hình lớn chiếu những hình ảnh ấn tượng nhất của giải Oscar trong suốt lịch sử 83 năm qua). Đây là lần đầu tiên Celine Dion xuất hiện tại một lễ trao giải lớn sau ba năm vắng bóng trên sâu khấu. Cô là nghệ sĩ đang giữ kỉ lục về số lần biểu diễn tại lễ trao Oscar.
24 hạng mục được đề cử của Oscar lần thứ 83
Phim hay nhất
Trailer của 10 phim đề cử hạng mục phim hay nhất Oscar 83
Black Swan (Thiên nga đen)The Fighter (Đấu sĩ)Inception (Sự Khởi đầu)The Kids Are All Right (Những đứa trẻ sáng suốt)The King's Speech (Diễn thuyết của nhà vua)127 Hours (127 giờ)The Social Network (Mạng xã hội)Toy Story 3 (Câu chuyện đồ chơi 3)True Grit (Báo thù)Winter's Bone (Xương trắng mùa đông)
Đạo diễn xuất sắc nhất
Darren Aronofsky - Black Swan (Thiên nga đen) David O. Russell - The Fighter (Đấu sĩ) Tom Hooper -The King's Speech (Diễn thuyết của nhà vua)David Fincher - The Social Network (Mạng xã hội)Joel Coen - Ethan Coen - True Grit (Báo thù)
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất:
Javier Bardem - Biutiful (Vẻ đẹp)Jeff Bridges - True Grit (Báo thù)Jesse Eisenberg - The Social Network (Mạng xã hội)Colin Firth - The King's Speech (Diễn thuyết của nhà vua)James Franco - 127 Hours (127 giờ)
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất:
Christian Bale - The Fighter (Đấu sĩ)John Hawkes - Winter's Bone (Xương trắng mùa đông)Jeremy Renner - The Town (Thị trấn)Mark Ruffalo - The Kids Are All Right (Những đứa trẻ sáng suốt)Geoffrey Rush - The King's Speech (Diễn thuyết của nhà vua)
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Annette Bening - The Kids Are All Right (Những đứa trẻ sáng suốt)Nicole Kidman - Rabbit Hole (Hang thỏ) Jennifer Lawrence - Winter's Bone (Xương trắng mùa đông)Natalie Portman - Black Swan (Thiên nga đen)Michelle Williams - Blue Valentine (Lễ tình nhân xanh)
Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
Amy Adams - The Fighter (Đấu sĩ)Helena Bonham Carter - The King's Speech (diễn thuyết của nhà vua)Melissa Leo - The Fighter (Đấu sĩ)Hailee Steinfeld - True Grit (Báo thù)Jacki Weaver - Animal Kingdom (Vương quốc động vật)
Phim hoạt hình xuất sắc nhất
How to Train Your Dragon (Bí kíp luyện rồng) The Illusionist (Nhà ảo thuật)Toy Story 3 (Câu chuyện đồ chơi 3)
Kịch bản chuyển thể
127 Hours - Danny Boyle & Simon Beaufoy The Social Network - Aaron Sorkin Toy Story 3 - Michael Arndt; John Lasseter, Andrew Stanton, Lee Unkrich True Grit - Joel Coen & Ethan Coen Winter's Bone - Debra Granik & Anne Rosellini
Kịch bản gốc
Another Year - Mike Leigh The Fighter - Scott Silver, Paul Tamasy & Eric Johnson;Story - Keith Dorrington & Paul Tamasy & Eric Johnson Inception - Christopher Nolan The Kids Are All Right - Lisa Cholodenko & Stuart Blumberg The King's Speech - David Seidler
Chỉ đạo nghệ thuật
Alice in Wonderland (Alice ở xứ sở thần tiên)Harry Potter and the Deathly Hallows Part 1 (Harry Potter và bảo bối tử thần phần 1)Inception (Sự khởi đầu)The King's SpeechTrue Grit
Quay phim
Black SwanInception( Sự khởi đầu)The King's SpeechThe Social Network True Grit
Thiết kế trang phục
Alice in WonderlandI Am Love (Tôi là tình yêu) The King's Speech (Diễn thuyết của nhà vua) The Tempest (Bão tố) True Grit (Báo thù)
Phim tài liệu
Exit through the Gift Shop (Qua cửa hàng bán đồ lưu niệm) Gasland (Khí tự nhiên)Inside Job (giao dịch nội gián)Restrepo (Thung lũng chết) Waste Land (Đất hoang)
Phim tài liệu ngắn
Killing in the NamePoster GirlStrangers No MoreSun Come UpThe Warriors of Qiugang
Dựng phim
Black SwanThe FighterThe King's Speech 127 Hours The Social Network
Phim nước ngoài
Biutiful (Vẻ đẹp) - Mexico Dogtooth (Răng nanh)- Hy Lạp In a Better World (trong một thế giới tốt hơn) – Đan Mạch Incendies (Canada)Outside the Law (Hors-la-loi) (Ngoài vòng pháp luật) Algeria
Hóa trang
Barney's Version The Way BackThe Wolfman
Âm nhạc
How to Train Your Dragon (Bí kíp luyện rồng) - John Powell Inception - Hans Zimmer The King's Speech - Alexandre Desplat 127 Hours - A.R. Rahman The Social Network - Trent Reznor - Atticus Ross
Bài hát trong phim
Coming Home (Country Strong) -Tom Douglas, Troy Verges, Hillary Lindsey I See the Light (Tangled - Công chúa tóc mây) If I Rise (127 Hours) We Belong Together (Toy Story 3)
Phim hoạt hình ngắn
Day & Night The GruffaloLet's Pollute The Lost ThingMadagascar, carnet de voyage Bastien Dubois
Phim ngắn
The Confession- Tanel Toom The Crush - Michael Creagh God of Love - Luke Matheny Na Wewe - Ivan Goldschmidt Wish 143 - Ian Barnes and Samantha Waite
Dựng âm thanh
Inception - Richard KingToy Story 3 - Tom Myers - Michael Silvers Tron: Legacy - Gwendolyn Yates Whittle and Addison Teague True Grit - Skip Lievsay - Craig Berkey Unstoppable - Mark P. Stoeckinger
Hòa âm
Inception The King's SpeechSaltThe Social NetworkTrue Grit
Kỹ xảo
Alice in WonderlandHarry Potter and the Deathly Hallows Part 1HereafterInception Iron Man 2
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận