Phóng to |
Mark Zuckenberg (diễn viên Jesse Eisenberg) trong The social network - Ảnh: imdb.com |
Từ nỗi cô đơn địa lý...
Trong bộ phim 127 hours (127 giờ) của đạo diễn Danny Boyle, nam diễn viên James Franco hầu như chỉ diễn xuất một mình suốt gần 75 phút cuối cùng của bộ phim, sau khi nhân vật anh thủ vai - chàng thanh niên trẻ Aaron Ralston - bị kẹt trong hẻm núi hoang vắng xa biền biệt ở vùng Utah rộng lớn bởi một hòn đá đè lên bàn tay. Suốt 127 giờ của cuộc đời mình, Aaron phải vật lộn với nỗi sợ hãi, thời tiết khắc nghiệt và nỗi cô đơn. Anh chợt nhận ra những giây phút bên gia đình mà anh đã bỏ lỡ, những cú điện thoại từ mẹ mà anh không bao giờ trả lời, những cuộc trò chuyện với bạn bè chưa kịp kết thúc hay những mối quan hệ tình cảm còn dang dở bỗng trở nên quý giá biết bao.
Aaron Ralston không phải là nhân vật cô đơn duy nhất trong mùa giải Oscar năm nay, dù xét về mặt "địa lý" có lẽ anh là nhân vật cô đơn lạc lõng nhất. Cô đơn giữa sự hoang vu của thiên nhiên còn có cô bé 17 tuổi Ree (Jennifer Lawrence thủ vai, đề cử nữ diễn viên chính xuất sắc nhất) trong Winter’s bone (Phước lành mùa đông) lang thang khắp vùng núi rừng Missouri tìm cha trước khi cảnh sát tịch thu lại ngôi nhà, đẩy cô cùng hai em nhỏ ra đường...
... Đến nỗi cô đơn tâm hồn
Thế nhưng những nỗi cô đơn lạc lõng của những con người ngay cả khi sống giữa bao la biển người mới là chủ đề gây ấn tượng mạnh mẽ nhất. Một chuyên viên đánh cắp giấc mơ hàng đầu tự nhốt mình với những nỗi ám ảnh về cái chết của người vợ trong Inception (Sự khởi đầu), một vũ công bị ám ảnh bởi vai diễn phân thân rồi cô lập chính bản thân với thế giới bên ngoài trong Black swan (Thiên nga đen). Hay câu chuyện của người đàn ông dị tính nhận ra mình cô đơn lạc lõng trước một gia đình "bất thường" có cha mẹ là hai người phụ nữ đồng tính trong The kids are all right (Bọn trẻ rồi sẽ không sao). Ðặc biệt là câu chuyện về hai chân dung chật vật trong việc tìm một cách đối thoại với thế giới trong The social network (Mạng xã hội) và The King’s speech (Diễn văn của nhà vua).
Nỗi cô đơn của "nhà vua"
Phóng to |
Vua George VI (diễn viên Colin Firth) trong The King’s speech |
"Ðối thủ nặng ký" của The social network trong cuộc chạy đua đến giải Oscar là The King’s speech, trong đó nam diễn viên Colin Firth (được đề cử vai nam diễn viên chính xuất sắc nhất) thủ vai hoàng tử Albert, công tước xứ York trước khi trở thành vua George VI. Trong một chừng mực nào đó, hoàng tử Albert và thiên tài Mark Zuckenberg có những điểm tương đồng - có quyền lực bởi vị thế của mình - nhưng gặp những khó khăn trong giao tiếp và trở nên cô đơn trên "ngai vàng" của họ. Thế nhưng nếu những khó khăn của Mark xuất thân từ chính sự cao ngạo, thì khó khăn của Albert xuất phát từ những áp lực của người khác đặt lên vai ông.
Cả The social network lẫn The King’s speech đều cùng đề cập những phát minh vĩ đại làm thay đổi cách thế giới giao tiếp (trong The King’s speech là đài phát thanh, trong The social network là Facebook), nhưng đều cùng chung thông điệp: dẫu cho có những cách thức giao tiếp mới đi chăng nữa, con người vẫn sẽ cô đơn nếu không thể chia sẻ được với những người thân quanh họ.
Bạn dự đoán phim nào sẽ chiến thắng tại Oscar năm nay:
Black Swan (Thiên nga đen) The Fighter (Đấu sĩ) Inception (Sự khởi đầu) The Kids Are All Right (Những đứa trẻ sáng suốt) The King's Speech (Diễn thuyết của nhà vua) 127 Hours (127 giờ) The Social Network (Mạng xã hội) Toy Story 3 (Câu chuyện đồ chơi 3) True Grit (Báo thù) Winter's Bone (Xương trắng mùa đông)
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận