Denstu là một tập đoàn truyền thông, quảng cáo hàng đầu của Nhật. Họ đã có mặt tại VN và ra mắt bằng việc nắm bản quyền truyền hình World Cup vừa qua.
![]() |
Ông Yuji Yamaguchi |
* Hẳn ông cũng quan tâm đến câu chuyện K+ với người hâm mộ bóng đá VN trong những ngày gần đây? Và ông thấy gì ở câu chuyện này?
- Trước tiên, tôi xin đề cập một việc mà hình như ít người chịu quan tâm, đó là việc giá bản quyền truyền hình bóng đá đã tăng khủng khiếp.
Xin lấy một ví dụ: nếu ở ba mùa gần đây, giá gốc của bản quyền truyền hình Giải ngoại hạng Anh mà VTC đã mua chỉ có 3 triệu USD thì từ mùa 2010-2011 trở đi, nó đã được nâng lên đến trên 8 triệu USD/ba mùa. Việc mua bản quyền truyền hình không phải dưới hình thức đấu thầu, mà được ấn định bởi công ty nắm toàn bộ bản quyền của Giải ngoại hạng Anh.
Còn tại sao nó tăng cao là vì các bạn hẳn đã thấy tiền chuyển nhượng cầu thủ, lương cầu thủ ở Giải ngoại hạng Anh hiện nay tăng vọt.
Với các đội ở Giải ngoại hạng Anh, họ có ba nguồn thu chính là bán vé, truyền hình và quảng cáo. Để có tiền mua cầu thủ nổi tiếng, họ buộc phải tăng thu và chỗ bở nhất chính là truyền hình.
* Vâng, nhưng nếu các đài truyền hình ở VN năng động hơn, như VTC trước đây đã mua được giá gốc, thì dù có tăng giá cũng chỉ là 8 triệu USD chứ không phải đến trên 13 triệu USD như các đài đã bỏ ra để mua lại từ Công ty MC & Sylva?
"Theo kết quả khảo sát mà chúng tôi có được, lượng người VN xem Giải ngoại hạng Anh khoảng 4% dân số" Ông Yuji Yamaguchi |
* Trở lại với K+, ông nghĩ sao?
- Trong mắt tôi, đó là chuyện bình thường bởi người xem dù tốn thêm nhiều tiền nhưng đổi lại không bị quảng cáo làm phiền và chất lượng tốt hơn. Ở nước ngoài đều vậy cả...
* Vâng, ở nước ngoài thì bình thường. Nhưng ông hãy thử đặt mình vào vị trí một người lao động bình thường ở VN có thu nhập khoảng 2 triệu đồng/tháng. Mới mùa rồi, ông chỉ tốn 66.000 đồng/tháng nhưng được xem đủ các giải. Thế rồi đùng một cái, ông phải tốn khoảng 400.000 đồng/tháng cho một kênh mới ra đời cũng chỉ để xem từng ấy giải. Mà kênh mới ấy là sản phẩm của kênh truyền hình quốc gia, được nuôi dưỡng, lớn mạnh bởi chính tiền thuế của người dân. Ông thấy sao?
- Nếu là người VN, tôi cũng bực mình.
* Trong mắt một nhà kinh doanh lĩnh vực truyền hình thể thao, ông có đồng ý với cách làm của K+?
- Xin phép cho tôi không bình luận chuyện của K+. Tôi chỉ nói lên quan điểm của mình, đó là kinh doanh không thể tách rời văn hóa, không thể không nghĩ đến trách nhiệm với cộng đồng. Cách hay nhất là phải tạo ra nhiều gói sản phẩm. Ai ít tiền thì chịu khó xem những gói bị làm phiền bởi quảng cáo nhưng thuê bao rẻ, còn có điều kiện thì chọn gói thuê bao đắt nhưng chất lượng cao.
Theo tôi, trong kinh doanh, làm người dân mất cảm tình là xem như thất bại. Vì vậy khi Dentsu vào thị trường VN, chúng tôi chấp nhận chịu một số thiệt thòi, xem như đó là vốn đầu tư ban đầu, ví dụ như tặng bản quyền truyền hình AFC Cup cho hai đài Đà Nẵng và Bình Dương.
* Ở Nhật, việc quản lý các đài truyền hình như thế nào? Làm sao để ngăn ngừa việc một đài nào đó dùng ưu thế của mình nắm được bản quyền để bắt chẹt người dân?
- Không chỉ ở Nhật mà phần lớn các nước phát triển, đài truyền hình quốc gia được nuôi sống bởi chính phủ và sẽ chỉ làm những việc mang tính tuyên truyền, phát triển văn hóa của đất nước.
Riêng với thể thao, đài truyền hình quốc gia chỉ bỏ tiền mua bản quyền những giải đấu mà đội tuyển quốc gia thi đấu nhằm phục vụ người dân. Còn các giải đấu dành cho các CLB là chuyện giải trí, lĩnh vực của các đài truyền hình tư nhân, muốn xem phải tốn nhiều tiền.
Riêng chuyện dùng ưu thế nắm bản quyền để bắt chẹt người dân là điều không thể có. Vì nếu làm thế, anh chỉ có một đích đến là phá sản! Chính vì vậy, khi mua bản quyền cần phải tính toán chi li, phải khảo sát qua rating (lượng người theo dõi) xem thử sự kiện đó có bao nhiêu người quan tâm.
Nếu số lượng người xem không nhiều mà anh mua giá quá cao thì đừng mong bán được quảng cáo để thu lại, vì hơn ai hết các doanh nghiệp cũng có những bài tính để quyết định chi bao nhiêu là vừa cho sự kiện này.
Trên số báo ra ngày 23-7, Tuổi Trẻ có đăng ý kiến của ông Vũ Bá Phú - cục phó Cục Quản lý cạnh tranh - cho rằng không có sự vi phạm Luật cạnh tranh trong câu chuyện của K+ về việc phát sóng các giải bóng đá quốc tế. Luật sư Trương Xuân Tám muốn tranh luận lại với quan điểm này... Việc những ngày qua đông đảo bạn đọc phản ứng về giá phí dự kiến cao ngất ngưởng của kênh K+ là hoàn toàn có cơ sở, vì người hâm mộ giải bóng đá xứ sở sương mù (Anh) lo lắng phải móc hầu bao nhiều triệu đồng cho mỗi mùa giải. Hơn nữa chi phí về đầu thu, về cáp... mà họ đang sử dụng của các kênh truyền hình khác, nếu bỏ đi là một sự lãng phí rất lớn cho xã hội. Đây cũng là nỗi lo chính đáng của người tiêu dùng, vì không thể hôm nay K+ độc quyền phát sóng Giải ngoại hạng Anh, biết đâu thời gian nữa lại có kênh X+ nào đó độc quyền phát sóng giải quần vợt, giải thể thao, văn hóa nào nữa thì người tiêu dùng sẽ chóng mặt với lối độc quyền dẫn đến cửa quyền, áp đặt phí, giá mà người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác. Ngoài kinh doanh thì K+ cũng là một kênh truyền thông, báo chí nên phải có nghĩa vụ xã hội. Thông thường cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ sẽ dẫn đến lợi ích tốt hơn, giá cả rẻ hơn cho người tiêu dùng, nhưng ở trường hợp K+ rõ ràng quyền lợi của người tiêu dùng bị đe dọa. Pháp luật không cấm độc quyền, nhưng cấm doanh nghiệp lợi dụng vị trí độc quyền để làm thiệt hại cho người tiêu dùng. Điều này thể hiện rất rõ ở Luật cạnh tranh, pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng (các khoản 6, 7 điều 14 của Luật cạnh tranh và nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30-9-2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh). Theo nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30-9-2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, có đến 31 điều quy định về mức phạt đối với 31 hành vi vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh. Tôi nghĩ kênh K+ cần minh bạch những điều người tiêu dùng bức xúc. Nếu không, người tiêu dùng cần phản ảnh bức xúc, khiếu nại của mình, và hội bảo vệ người tiêu dùng cần giúp đỡ người tiêu dùng để khiếu nại lên cơ quan quản lý cạnh tranh, xử lý vụ việc rốt ráo, tránh những tiền lệ bất lợi cho người tiêu dùng. |
______________________
* Tin bài liên quan:
Vụ K+: Người hâm mộ ngán ngẩmDoanh nghiệp phải có trách nhiệm với xã hộiCuộc tranh mua không đáng cóGà nhà đá nhau, người ngoài hưởng lợi!Thấy bở, nên đào mãiĐộc quyền phát sóng, người xem méo mặtTổng giám đốc VSTV nói gì?Vụ K+: Giá như cạnh tranh bằng sự sáng tạo
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận