![]() |
Xem bóng đá quốc tế qua truyền hình là thú vui lành mạnh của không ít thanh niên ở VN. Rồi đây, vào cuối tuần họ sẽ làm gì? - Ảnh: Thuận Thắng |
Doanh nghiệp phải có trách nhiệm với xã hộiCuộc tranh mua không đáng cóGà nhà đá nhau, người ngoài hưởng lợi!Thấy bở, nên đào mãiĐộc quyền phát sóng, người xem méo mặt
Áp đặt giá dịch vụ: K+ đã vi phạm Luật cạnh tranh Việc K+ tuyên bố độc quyền phát sóng Giải ngoại hạng Anh và đưa ra các gói cước phí quá cao so với các nhà đài khác, theo các luật sư, những người am hiểu về Luật cạnh tranh, thì hành vi của K+ đã vi phạm Luật cạnh tranh. Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu - trưởng ban tuyên truyền Hội luật gia TP.HCM, tại điều 12 của Luật cạnh tranh có quy định: doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan. Như vậy, sau khi mua bản quyền từ nước ngoài, K+ được độc quyền phát sóng một số giải bóng đá quốc tế mà không có bất kỳ nhà đài nào khác được quyền phát sóng những giải bóng đá quốc tế đó thì xem như K+ được coi là có vị trí độc quyền. Do đó, đối với việc K+ buộc khách hàng phải mua các thiết bị của K+ với giá cao và phải đăng ký gói cước cao nhất của K+ mới được xem các giải bóng đá quốc tế đó thì đã vi phạm điều 14 của Luật cạnh tranh là áp đặt giá dịch vụ bất hợp lý, áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng, lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng. Còn theo luật sư Bùi Quang Nghiêm - phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, pháp luật không cấm các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong kinh doanh nhưng phải là cạnh tranh lành mạnh và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Việc các doanh nghiệp kinh doanh sóng truyền hình cạnh tranh để mua bản quyền phát sóng cũng là điều bình thường, nhưng việc đưa ra mức giá cao chót vót để được độc quyền, sau đó tự nâng giá dịch vụ cung cấp cho khách hàng để bù lại chi phí là hành vi vi phạm Luật cạnh tranh. Tương tự, luật sư Ngô Quí Linh cho rằng K+ đã có bản quyền phát sóng, nếu tự K+ đưa ra mức phí nhất định là vi phạm khoản 2, điều 14 của Luật cạnh tranh, buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện nghĩa vụ về cước phí, gây khó khăn cho khách hàng. Như vậy, sau khi đã có bản quyền truyền hình, K+ phải có nghĩa vụ tạo điều kiện và không được hạn chế việc các nhà đài mua lại bản quyền để phát sóng trên hệ thống truyền hình mà các nhà đài cung cấp cho khách hàng. Mà trong việc nhượng lại bản quyền này, K+ cũng không được quyền ấn định mức giá tối thiểu mà các nhà đài sau khi mua lại bản quyền của K+ có thể cung cấp cho khách hàng. Các nhà đài hoàn toàn có quyền tự cân đối, đưa ra mức giá cạnh tranh theo đúng quy định để khách hàng có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, để có thể xem giải bóng đá với mức tốt nhất chứ không phải chỉ được coi nếu đăng ký dịch vụ của K+. |
* Thấy điều ngược lại
Hôm qua, K+ đã có một cuộc họp với HTVC để bàn chuyện hợp tác khai thác các giải bóng đá quốc tế qua truyền hình cáp của Đài truyền hình TP.HCM. Tuy nhiên, các thành viên tham gia cuộc họp này đã từ chối cung cấp thông tin cho báo chí. Trước đó, K+ cũng đã có cuộc họp với SCTV nhưng không đi đến đâu khi đưa ra lời đề nghị thu thêm mỗi thuê bao 150.000 đồng/tháng, và số tiền thu thêm này sẽ vào túi K+. |
Tôi xin kể ra đây câu chuyện của mình: hồi học cấp II tôi xem đá bóng qua truyền hình miễn phí, nhưng nhà nghèo nên chỉ toàn đi xem nhờ. Khi tôi lên cấp III, gia đình sắm được tivi thì lúc này VTV đã không còn phát Giải ngoại hạng Anh nhiều nữa, khi ấy chủ yếu phải qua cáp SCTV mới xem được nhiều. Mà Hà Tĩnh quê tôi thì nghèo quá, việc phát sóng 24/24 giờ cho kênh địa phương còn không có tiền thì nói chi đến chuyện mua bản quyền!
Vào đại học, ở ký túc xá, xem mấy kênh quảng bá của VTC tôi mừng vô cùng khi có đầy đủ những trận đấu mà mình yêu thích. Vì vậy, tôi tự nhủ ra trường sẽ cố gắng tằn tiện mua đầu thu kỹ thuật số của VTC. Và tôi đã thực hiện được điều đó cách đây vài tháng, trên tinh thần chuẩn bị cho mùa giải sắp tới.
Vậy mà đùng một cái K+ mới là đơn vị có bản quyền, thế là đầu thu kỹ thuật số của VTC giờ đây đối với tôi là vô nghĩa! Tôi học kinh tế và biết rằng những ngành quan trọng phải có sự tham gia của Nhà nước để tránh các công ty liên kết thao túng thị trường, nhưng xem ra giáo trình đại học nên sửa đổi vì chỉ thấy điều ngược lại.
* Bóng đá không phải là hàng xa xỉ!
Theo cách trả lời của ông phó tổng giám đốc Đài truyền hình VN (VTV) thì đài này chỉ tập trung cho các giải đấu có đội tuyển quốc gia là V-League, là World Cup, còn các giải Anh, Ý, Tây Ban Nha được ví như hàng xa xỉ. Mà đã là hàng xa xỉ thì ai có tiền được xem, ít tiền đi chỗ khác chơi!
Tôi cho rằng quan điểm của ông phó tổng giám đốc như thế là sai hoàn toàn. Làm ơn hãy xem sân chơi và phương tiện giải trí cho thanh niên nghèo VN được chăm lo như thế nào? Phải nói là quá nghèo nàn. Vì vậy, theo tôi, nếu ông phó tổng giám đốc VTV thấy được rằng cứ vào cuối tuần, thanh niên ngồi dán mắt vào tivi xem Giải ngoại hạng Anh thì đó cũng là một điểm son của VTV đối với xã hội vậy. Chứ nếu không, họ lại lũ lượt kéo nhau đi đua xe thì khốn đốn!
Theo tôi, quan điểm của ông phó tổng giám đốc VTV là đi ngược lại với lợi ích xã hội.
* Những câu hỏi...
Mấy hôm nay, người hâm mộ bóng đá, đặc biệt là Giải ngoại hạng Anh, sôi sục như ngồi trên chảo lửa khi K+ tuyên bố độc quyền phát sóng giải này trên hệ thống truyền hình trả tiền của mình vào ngày chủ nhật. Câu hỏi đặt ra là tại sao VTV - đơn vị sống bằng tiền thuế của nhân dân, cơ quan truyền thông của Nhà nước, cha đẻ của VSTV với 51% vốn, lại để xảy ra tình trạng độc quyền, gây thiệt hại với cả những đứa con khác của mình (là VCTV và SCTV)?
Tại sao Bộ Công thương, Bộ Thông tin - truyền thông lại để quyền lợi người tiêu dùng bị thiệt hại do tình trạng độc quyền như vậy? Đã muộn chưa để giải quyết tình trạng này? Chúng ta hãy chờ xem VTV, các hãng truyền hình trả tiền, Bộ Thông tin - truyền thông đứng về phía ai: doanh nghiệp hay người dân?
* Quá sợ hai chữ “độc quyền”!
Độc quyền điện, người dân chịu khổ không biết bao nhiêu, nay lại sinh ra “độc quyền dịch vụ truyền hình”! Tôi cho rằng người dùng khi biết câu chuyện này sẽ không còn mấy ai sử dụng dịch vụ của “ông” nhà đài nữa. Nhưng tôi muốn biết cơ quan quản lý nhà nước đang ở đâu, sao không ai đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân? Đang từ chỗ mỗi tháng chỉ tốn 66.000 đồng, nay phải gấp 5-6 lần như thế vậy mà các bác bảo rằng không có gì thì quả là không hiểu nổi.
* VTV đừng quên những người đã từng cưu mang mình
VTV sở hữu 51% vốn trong SCTV, nguồn vốn này xét cho cùng là của người dân VN nộp thuế, tại sao các cơ quan quản lý giá, phát thanh truyền hình không lên tiếng như giá các dịch vụ khác, đặt ra giá trần để người nộp thuế thụ hưởng? VTV làm ơn đừng quên những người cưu mang mình. Có thể hiện nay VTV có thể tự nuôi mình được rồi, nhưng xin hỏi nếu không có tiền thuế của dân thì Nhà nước lấy đâu ra hàng triệu triệu đôla mua xe màu, mua máy quay... để VTV có vốn mà lớn mạnh như hôm nay?
* Cảm ơn VTV!
Sống ở đời đôi lúc mình phải biết chấp nhận thực tế. Cái vụ K+ này mình xem như nó là một món hàng hiệu đi. Hàng hiệu thì không phải ai cũng có khả năng dùng cả. Vì vậy tôi khuyên mọi người không nên cố nếu thật sự không đủ khả năng. Riêng tôi, tôi sẽ không xem vì tôi không dư tiền, bóng đá chỉ là bóng đá thôi. Thời gian đó ta dùng vào việc khác như đọc sách, xem phim, dành cho gia đình, bạn bè lại hóa hay mà không ức chế. Tôi dám cá bất cứ ai nếu phải mua dịch vụ này cũng phải buông ra vài lời không hay đối với một đối tượng nào đó và cảm thấy mình bị lừa, bị móc túi.
* Sao lại bắt chẹt dân như thế?
Việc kênh truyền hình K+ độc quyền phát sóng Giải ngoại hạng Anh là không đúng bởi vì đài truyền hình là do Nhà nước lập ra để phục vụ nhân dân, lấy từ tiền thuế của dân. Lẽ ra nhà đài mua bản quyền phát sóng Giải ngoại hạng Anh phát cho nhân dân xem rồi tìm các nguồn thu khác lấy lại tiền bản quyền, nếu các anh không làm được thì từ chức đi để người khác làm. Các anh muốn kinh doanh truyền hình thì hãy bỏ tiền túi ra tự lập một đài của riêng anh rồi muốn độc quyền hay làm thế nào cũng được. Đằng này anh đại diện cho Nhà nước phục vụ nhân dân chứ có phải của anh đâu mà bắt chẹt nhân dân như thế?
* Chỉ dân cá độ là chịu nổi!
Với mức giá đưa ra, tôi nghĩ K+ đã nghĩ đến những khách hàng đầu tiên là dân cá độ bóng đá. Vì với họ, muốn cá độ mà không “mù” thì bắt buộc phải thuê K+ thôi, mỗi trận cá độ vài “chai”, vài chục “chai” thì thuê bao hằng tháng vài “xị” nhằm nhò gì. Chỉ tội cho người xem chân chính, ít tiền thì chịu khó xem báo ngày mai vậy. Nhân đây tôi xin đề xuất là K+ thôn tính luôn cả V-League đi, lúc đó khán giả phải tới sân bóng ủng hộ bóng đá VN thôi, càng hay!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận