01/12/2013 07:42 GMT+7

Khi Thời Báo Hoàn Cầu đi nước đôi

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TT - Sau khi báo giới đưa tin các máy bay Nhật và Hàn Quốc vẫn vào ra vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông bất chấp các khuyến cáo công khai và nghiêm túc trước đó của Trung Quốc, tờ Thời Báo Hoàn Cầu (TBHC) của nước này đã giật tít “Nhật, Hàn Quốc thách thức ADIZ”! TBHC cũng tố cáo:

W4srXKhi.jpgPhóng to
Tàu USS George Washington của Mỹ, sau khi tham gia cứu trợ ở Philippines, đã tham gia tập trận với Nhật từ ngày 28-11. Hơn 20 tàu chiến cùng 7.000 binh sĩ Mỹ tham gia cuộc tập trận thường niên này - Ảnh: Reuters

“Rõ ràng Mỹ đã phối hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc tiến hành những động thái thách đố này kiểu như cả ba nước cùng chung lợi ích chiến lược chống lại Trung Quốc, cho dù giữa Tokyo và Seoul vẫn có những tranh chấp lịch sử”. TBHC cũng phản ánh rằng cộng đồng mạng đang đòi nhà cầm quyền Trung Quốc có hành động quyết liệt hơn.

Thế nhưng sau khi đóng nốt vai trò “loa chiến tranh” cố hữu, TBHC cũng tìm cách giải thích giùm nhà nước qua trích phát biểu của Chu Phong, giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Bắc Kinh, rằng phản ứng của Trung Quốc không yếu ớt như cư dân mạng nghĩ và rằng không phải cứ muốn đánh là đánh bất cần hậu quả.

Để vuốt cả hai phía đầu nóng và đầu lạnh, TBHC vừa trích giáo sư Chu Phong khuyên cứng rắn hơn song vẫn duy trì kênh liên lạc, vừa trích giáo sư Lý Hải Đồng cùng trường này khuyên can đàm phán tránh leo thang và hãy cho Mỹ biết rằng Trung Quốc thừa nhận vai trò then chốt của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Ý kiến sau cùng này quả là rất lạ lùng từ một tờ báo cực kỳ tự tôn dân tộc như tờ TBHC.

Phải chăng hành văn nước đôi của TBHC phản ánh một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Khi tính toán kế hoạch, có vẻ như đã chỉ nhắm vào Nhật mà không lường trước rằng sẽ gây phản ứng dây chuyền: sau Úc phản đối đến Liên minh châu Âu (EU) cũng phản đối, buộc một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc phải “nói lại” rằng “thật không phải khi nói rằng các nước có quyền bắn hạ những máy bay không chịu khai báo khi bước vào các ADIZ”, rằng “các ADIZ không hề là những vùng cấm bay và cũng không phải là không phận, mà chỉ nhằm giúp các nước có đủ thời gian để phản ứng khi có thể có đe dọa”.

Trong bối cảnh đó, chuyến thăm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu từ ngày 2-12 có lẽ giúp hạ hỏa được chút ít nào chăng? Trên một bình diện khác, các phản ứng bất lợi về quyết định thành lập ADIZ này, tiếp nối những chê bai vì sự vắng mặt và giúp đỡ quá ít ỏi của Trung Quốc cho Philippines sau siêu bão Haiyan trong khi Mỹ ra tay hào hiệp, vô hình trung tác động ngược vào “sức mạnh mềm” của Trung Quốc. Có lẽ yêu cầu đắc nhân tâm đang bị quên trong “Giấc mơ Trung Quốc” hiện nay.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Mỹ đưa máy bay B-52 vào "vùng phòng không"Những cái đầu nóngHàng không Nhật ngừng thông báo lịch bay cho Trung QuốcBiển Hoa Đông nóng hừng hựcTrung Quốc thách đố trên biển Hoa ĐôngBắc Kinh điều hàng loạt chiến đấu cơ tới ADIZ

DANH ĐỨC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên