Trước đó, vị trí lãnh đạo đất nước được cho là sẽ truyền lại cho Gamal, con trai ông Mubarak.
Phóng to |
Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, Ai Cập có Phó Tổng thống - Ảnh: Xinhua |
Theo hãng thông tấn quốc gia Ai Cập MENA, ông Suleiman đã tuyên thệ nhậm chức trước sự chứng kiến của Tổng thống Hosni Mubarak. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh nhà lãnh đạo Ai Cập đang đối mặt với làn sóng biểu tình rộng khắp trong cả nước, đòi ông từ chức sau 30 năm cầm quyền (từ năm 1981).
5.000 tù nhân vượt ngục Đài truyền hình Arabiya đưa tin khoảng 5.000 tù nhân Ai Cập đã trốn thoát khỏi một nhà tù ở tỉnh Fayyoum trong bối cảnh các cuộc nổi loạn nổ ra trên khắp nước này tối 29-1. Trong khi đó, các nguồn tin an ninh và y tế ngày 30-1 cho biết ít nhất 102 người đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn kéo dài năm ngày qua ở Ai Cập. |
Tuy nhiên đám đông biểu tình cho rằng cam kết cải tổ kinh tế, chính trị của ông Mubarak là chưa đủ và quá muộn màng.
Osama, một người tham gia phản đối ở Cairo, nói với AFP: “Đó không phải là một lựa chọn đúng, ông ta vẫn là người của ông Mubarak. Đó không phải là dấu hiệu của sự thay đổi”. “Chúng tôi không muốn cải tổ nội các. Chúng tôi muốn tất cả bọn họ biến đi, mà trước hết là ông Mubarak”, một người khác nói.
Ngày 29-1, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp nhóm an ninh quốc gia để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ai Cập và kêu gọi chính quyền Cairo cải cách và thể hiện sự kiềm chế đối với những người biểu tình. Cuộc gặp kéo dài hàng giờ đồng hồ có sự tham gia của Phó Tổng thống Joe Biden, Cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon, các quan chức cấp cao phụ trách đối ngoại và an ninh.
Cùng ngày, Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã hối thúc Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tránh bạo lực "bằng mọi giá" và thay đổi trước "những mối bất bình hợp pháp" của người dân Ai Cập.
Hàng ngàn khách du lịch mắc kẹt
Phóng to |
Người biểu tình tại Ai Cập tiếp tục xuống đường đập phá các cửa hàng, đốt xe hơi và phóng hỏa trên đường phố ngày 30-1 bất chấp các nỗ lực kiểm soát của cảnh sát và tổng thống Hosni Mubarak đang tìm cách thỏa hiệp với sự giận dữ của quần chúng.
Các nước cảnh báo công dân không nên đến Ai Cập Bộ Ngoại giao Malaysia đã khuyến cáo công dân nước này nên hoãn tất cả chuyến đi không cần thiết đến Ai Cập, nơi hàng chục nghìn người biểu tình giận dữ đã bất chấp lệnh giới nghiêm và đụng độ với quân đội tại các địa điểm khác nhau ở thủ đô để kêu gọi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức. Còn Úc ngày 30-1 đã hối thúc công dân nước này không nên đến Ai Cập sau khi các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Ai Cập đã làm hơn 100 người thiệt mạng. |
Hàng ngàn khách du lịch bị mắc kẹt tại sân bay Cairo do các chuyến bay bị hoãn hoặc hủy chuyến theo lệnh giới nghiêm của chính phủ. Nhiều quốc gia Ả rập đã di tản công dân của mình khỏi Ai Cập.
Tình trạng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch, một ngành mang lại lợi nhuận lớn cho Ai Cập. Chưa kể Mỹ mới đây đe dọa sẽ giảm 1,5 tỉ USD tiền chương trình viện trợ nước ngoài dành cho Cairo.
AP cho biết những kẻ cướp phá đã lọt vào Bảo tàng Ai Cập nổi tiếng ở thủ đô Cairo phá hoại, làm mất phần đầu của hai xác ướp và làm hỏng một số tác phẩm trưng bày nhỏ trước khi quân đội bắt giữ.
Bảo tàng, nằm gần bên tòa nhà của đảng cầm quyền Ai Cập, là nơi lưu giữ mặt nạ vàng của vua Tutankhamun cùng hàng ngàn cổ vật của các triều đại Pharaon cách đây hàng ngàn năm, và thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Phóng to |
Thành phố nhộn nhịp Cairo trở thành vùng chiến sự |
"Đây là kho nghệ thuật vĩ đại của người Ai Cập. Nếu nó bị hủy hoại hoặc bị đốt thì sẽ là mất mát cho cả loài người”, giám đốc bảo tàng nghệ thuật New York Thomas Campbell cho biết.
Tin bài liên quan:
Tổng thống Ai Cập muốn “xóa bài làm lại”Mubarak: thay đổi hay sụp đổ?Ai Cập: biểu tình đòi lật đổ tổng thống lan rộngChính phủ Ai Cập trấn áp biểu tìnhCăng thẳng ở Ai CậpAi Cập chao đảo vì biểu tình đòi lật đổ tổng thống
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận