28/01/2011 09:19 GMT+7

Ai Cập: biểu tình đòi lật đổ tổng thống lan rộng

HẢI MINH
HẢI MINH

TTO - Những người sử dụng Internet ở Ai Cập kêu gọi tổ chức biểu tình trên toàn quốc để gây sức ép kết thúc ba thập kỷ cầm quyền của Tổng thống Hosni Mubarak vào ngày 28-1.

* Tunisia thay 12 bộ trưởng

Xem bản tin tiếng Anh

Trước đó, người biểu tình đã đụng độ với các lực lượng an ninh ở thành phố miền đông Suez.

Chính phủ Ai Cập trấn áp biểu tìnhCăng thẳng ở Ai CậpAi Cập chao đảo vì biểu tình đòi lật đổ tổng thống

sWGj0T7V.jpgPhóng to

Đạn pháo được ném đi từ những người biểu tình ở Suez ngày 27-1. Ảnh: AFP

Được kích thích bởi cuộc bạo động lật đổ chính phủ ở Tunisia diễn ra mới đây, những cuộc biểu tình tại Ai Cập bắt đầu từ ngày 25-1 và theo mô tả của Reuters, “trong cơn cuồng nộ chưa từng có tiền lệ chống lại thể chế cai trị mạnh tay của ông Mubarak”.

“Đây là một cuộc cách mạng” - một người biểu tình giấu tên 16 tuổi nói với Reuters. Ông Mohamed ElBaradei (68 tuổi), người được giải Nobel hòa bình và là cựu giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử của Liên Hiệp Quốc, đã trở về Ai Cập từ Vienna ngày 27-1, kêu gọi ông Mubarak từ chức và tuyên bố gia nhập đoàn người biểu tình.

Một trang trên Facebook đã trở thành địa điểm tập hợp của những người làm biểu tình với liệt kê hơn 30 nhà thờ Hồi giáo và Thiên Chúa giáo nơi những người biểu tình sẽ đến.

Facebook, Twitter và các phương tiện thông tin xã hội đã đóng vai trò phương tiện đắc lực của những người biểu tình, thống nhất địa điểm tụ tập và đưa ra những mẹo đối phó với các cuộc đàn áp của nhà chức trách.

“Thứ sáu (28-1) sẽ là ngày chúng tôi tuyên bố chiến thắng trước những kẻ cầm quyền tàn bạo và lật đổ những kẻ đã cai trị quá lâu”, Abo Mostafa viết trên Twitter. “Con đường tự do đã mở ra và chúng tôi sẽ không dừng lại”, Ali M viết trên Facebook.

“Những người Ai Cập Hồi giáo và Thiên Chúa giáo sẽ cùng chiến đấu chống tham nhũng, thất nghiệp, đàn áp và thiếu tự do”, trang web Facebook viết, đồng thời khẳng định đã có hơn 70.000 thành viên đăng ký tham gia.

Đến cuối ngày 27-1, trang Facebook đã bị chặn ở Ai Cập và công ty mạng này thừa nhận lượng truy cập ở Ai Cập của họ giảm hẳn.

Tiếp tục căng thẳng

Cuối ngày 27-1 tại Suez, cảnh sát đã bắn hơi gas vào người biểu tình sau khi bị ném đá và bom xăng. Lửa đã bốc lên trên các con đường và khói bụi mờ mịt Suez. Trong một cuộc tuần hành khác gần Giza, ngoại ô Cairo, cảnh sát đã dùng hơi gas giải tán hàng trăm người biểu tình. Tại vùng Sinai ở bắc Ai Cập ngày 27-1, một người biểu tình sắc tộc Bedouin bị lực lượng an ninh bắn chết, nâng tổng số người thiệt mạng từ khi bạo lực bùng phát lên năm người.

XAVJiQNd.jpgPhóng to

Những người biểu tình đốt lửa trên đường phố Suez. Ảnh: AFP

nu8RiqeK.jpgPhóng to
Những người biểu tình ở Cairo. Ảnh: AFP

Phản ứng của Mỹ, đồng minh thân cận và là một nhà tài trợ lớn cho Ai Cập, cho đến lúc này là khá thận trọng. “Tôi luôn nói rằng ông ấy (Mubarak) phải đảm bảo tiến trình cải cách, cải cách chính trị, cải cách kinh tế là điều tối quan trọng cho sự thịnh vượng dài lâu của Ai Cập” - Tổng thống Mỹ Barack Obama nói trong một tuyên bố.

Như nhiều nước khác ở vùng Bắc Phi và Cận Đông, Ai Cập đang gặp nhiều khó khăn trong việc kiềm chế giá cả leo thang, nạn thất nghiệp và chính quyền chuyên chế. Reuters nói hầu hết người biểu tình còn trẻ tuổi, khi mà 2/3 dân số 80 triệu người ở nước Bắc Phi này có tuổi dưới 30, rất nhiều người thất nghiệp và 40% dân số Ai Cập sống dưới mức 2 USD/ngày.

FNkBj9aK.jpgPhóng to
Ông Mohammed ElBaradei được coi là một lãnh đạo chủ chốt của phong trào biểu tình. Ảnh: AFP
GzfAkaEq.jpgPhóng to
Cảnh sát mặc thường phục bắt giữ những người biểu tình. Ảnh: Reuters

Chính quyền, trong khi yêu cầu người biểu tình kiềm chế, tuyên bố sẽ đảm bảo quyền tự do ngôn luận. Safwat Sherif, tổng thư ký Đảng Dân chủ dân tộc cầm quyền, nói với các phóng viên: “Chúng tôi hi vọng những buổi lễ cầu nguyện ngày thứ sáu diễn ra trong tĩnh lặng theo đúng tinh thần thiêng liêng của lễ… và không ai đe dọa sự an toàn của những công dân hay buộc họ phải làm những điều họ không muốn”.

Chính phủ Tunisia đã loại bỏ những thành viên trung thành với tổng thống bị lật đổ vào ngày 27-1, một động thái có thể giúp chính phủ nhận được sự ủng hộ từ liên đoàn lao động đầy quyền lực và giải tỏa bớt căng thẳng từ các cuộc biểu tình đã diễn ra nhiều ngày qua.

Tunisia truy nã tổng thống bị lật đổ

Thủ tướng Mohamed Ghannouchi, người tiếp tục tại vị sau chính biến, tuyên bố 12 bộ trưởng sẽ bị loại khỏi chính phủ lâm thời. Những người phải rời cương vị chủ yếu là thành viên của đảng cầm quyền trước kia đang nắm giữ nhiệm vụ tại các bộ quan trọng gồm quốc phòng, nội vụ và ngoại giao.

“Chính phủ này là một chính phủ lâm thời, chuyển giao sẽ được duy trì đến khi nó hoàn tất quá trình đưa đất nước tới dân chủ” - AFP dẫn lời ông Ghannouchi nói trên truyền hình. Nhiều tuần lễ bạo động và chính biến ở Tunisia đã khiến Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali phải lưu vong sang Saudi Arabia ngày 14-1 sau 23 năm cầm quyền.

HẢI MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên