Danh tính và hành vi vi phạm pháp luật của những người này đã được Thành ủy Hà Nội công bố tại cuộc giao ban báo chí chiều 20-8.
Phóng to |
Do có 10 cán bộ, nhân viên bị khởi tố, điều tra nên sáng 20-8, Sở Y tế Hà Nội đã tăng cường 7 bác sĩ, kỹ thuật viên cho khoa xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức Nguyễn Trí Liêm bị khởi tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Theo Công an Hà Nội, ngày 20-8 cơ quan điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Trí Liêm - giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức và bà Nguyễn Thị Nhiên - phó giám đốc, trực tiếp phụ trách khoa xét nghiệm - về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Các cán bộ còn lại bị khởi tố về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” gồm Vương Thị Kim Thành (trưởng khoa xét nghiệm), Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Thị Nga, Vương Thị Lan, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Đồng Sơn (đều là kỹ thuật viên) và Phan Thị Oanh (kỹ thuật viên trưởng). Bà Oanh cũng là một trong năm người đầu tiên đứng ra tố cáo vụ việc này.
Chiều 20-8, thiếu tướng Trần Thùy - phó giám đốc Công an TP Hà Nội - đã có lời khen ngợi sự dũng cảm của chị Hoàng Thị Nguyệt, kỹ thuật viên tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, khi đã mạnh dạn đứng ra tố cáo những vi phạm tại bệnh viện này.
Ông Thùy đã trả lời một số câu hỏi của báo giới về quá trình điều tra bước đầu vụ án.
* Sau khi chị Nguyệt có đơn tố cáo giám đốc và các nhân viên vi phạm thì cũng đã có người tố cáo chị Nguyệt, Công an TP có xem xét việc tố cáo và những người tố cáo chị Nguyệt?
- Chúng tôi xác định đây là hai việc khác nhau. Việc chị Nguyệt tố cáo giám đốc và những người liên quan có sai phạm thì chúng tôi đang làm. Còn việc chị Nguyệt bị người khác tố cáo trở lại, chúng tôi cũng sẽ làm rõ.
Tuy nhiên, tôi thấy rằng phải thấy sự dũng cảm của chị Nguyệt. Đó là trong quá trình chị Nguyệt công tác ở khoa xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, trước đây khả năng chị Nguyệt cũng có sai phạm nhưng sau đó đã có can thiệp để sai phạm của tập thể dừng lại, nhưng khi sai phạm vẫn tiếp diễn thì chị Nguyệt đã mạnh dạn đứng lên tố cáo những người vi phạm.
* Công an TP nói khởi tố dựa trên căn cứ đơn tố cáo, nhưng từ tháng 5-2013 những người tố cáo đã gửi đơn lên Sở Y tế. Như vậy cơ quan công an có xem xét trách nhiệm của Sở Y tế, thanh tra Sở Y tế?
- Đúng là ngày 17-5-2013, chị Nguyệt và một số người có gửi đơn lên Sở Y tế Hà Nội, Bộ Y tế tố cáo sáu nội dung.
Sở Y tế cũng đã cử thanh tra làm, nhưng chắc sốt ruột nên ngày 3-6 chị Nguyệt chính thức có đơn gửi cơ quan điều tra. Đến ngày 5-6, chính tôi nhận được đơn của chị Nguyệt, sau đó tôi đã giao cho cơ quan cảnh sát điều tra vào cuộc.
Khi vào cuộc thấy rằng năm nội dung liên quan đến các vấn đề thuộc thẩm quyền nội bộ của Sở Y tế thì để Sở Y tế làm. Chúng tôi chỉ làm một nội dung có dấu hiệu vi phạm về hình sự.
* Dư luận hiện nay đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ những người dũng cảm tố cáo. Công an TP đã làm gì để bảo vệ người tố cáo?
- Chúng tôi đã có phương án để bảo vệ những người tố cáo, đã giao cho Công an huyện Hoài Đức vào cuộc. Cho đến giờ phút này, có thể nói những người tố cáo như chị Nguyệt và những người khác vẫn đang được bảo vệ.
* Mỗi năm Công an TP đều có tổng kết, khen thưởng. Những trường hợp dũng cảm tố cáo như chị Nguyệt có được Công an TP đề xuất khen thưởng vì đã giúp cơ quan công an phá án?
- Chúng tôi rất trân trọng những người dám đứng ra tố cáo hành vi sai trái, trân trọng tất cả chứ không chỉ riêng vụ này.
Còn nhiều nghi vấn tài chính cần làm rõ Theo đơn tố cáo của ba cán bộ Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức là Hoàng Thị Nguyệt, Phan Thị Nam Đông, Khuất Thị Định, ngoài vấn đề “nhân bản” xét nghiệm, còn nhiều rắc rối tài chính liên quan đến giám đốc bệnh viện Nguyễn Trí Liêm. Theo đó, ông Liêm bị tố cáo có sai phạm trong tuyển dụng, sử dụng nhân viên, như bố trí dược sĩ trung học và điều dưỡng (chỉ học ba tháng định hướng chuyên khoa xét nghiệm) vào làm vị trí kỹ thuật viên xét nghiệm, được ký giấy trả kết quả xét nghiệm, dẫn đến yếu cả lý thuyết lẫn thực hành về xét nghiệm; khuất tất trong đầu tư và sử dụng máy xét nghiệm... Cũng theo đơn tố cáo, quầy thuốc Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức được bệnh viện đầu tư từ nhà cửa, tủ thuốc, điều hòa nhiệt độ - tức là tài sản của bệnh viện, nhưng thực tế do vợ giám đốc bệnh viện tổ chức kinh doanh, với giá thuê nhà thuốc chỉ 1 triệu đồng/tháng (sau này nâng lên 1,5 triệu đồng/tháng), trong khi căngtin bệnh viện lại có giá thuê 3 triệu đồng/tháng và trả tiền một năm/lần. Lan Anh |
____________
Đọc thêm
Vì sao chậm khen thưởng chị "Nguyệt Hoài Đức"?40 cán bộ tố cáo chị Hoàng Thị Nguyệt rồi rút đơnGiao công an bảo vệ người tố cáo vụ nhân bản xét nghiệmThành ủy Hà Nội yêu cầu xử nghiêm vụ gian lận xét nghiệmCần “nhân bản” hành động của chị NguyệtNhân bản xét nghiệm: Cho mượn máy để bán hóa chấtCông bố 10 người bị khởi tố trong vụ nhân bản xét nghiệm
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận