12/05/2014 14:00 GMT+7

Sức khỏe răng miệng – Kỳ 10: Implant là phương pháp an toàn điều trị mất răng

congtien_canbiet
congtien_canbiet

Tin dịch vụ - Dù biết Implant là phương pháp hiệu quả thay thế răng mất, với tỷ lệ thành công khá cao nhưng nhiều người vẫn lo ngại khi nghĩ đến việc đặt Implant.

Kỳ 1: Nha khoa Én Trắng ra mắt "Góc tư vấn sức khỏe răng miệng"Kỳ 2: Sức khỏe răng miệng – Kỳ 2: Bệnh nha chu và cách phòng ngừaKỳ 3: Sức khỏe răng miệng – Kỳ 3: Vì sao răng hay bị ê buốt?Kỳ 4: Cách dự phòng và điều trị hôi miệngKỳ 5: Sức khỏe răng miệng – Kỳ 5: Vì sao bạn không biết mình bị sâu răng?Kỳ 6: Sức khỏe răng miệng – Kỳ 6: Tự nhiên đau răng vào ban đêm, tôi phải làm gì?Kỳ 7: Mất răng và những ảnh hưởng đến cuộc sống bạnKỳ 8: Mất răng và cách phục hồi răng mấtKỳ 9: Sức khỏe răng miệng – Kỳ 9: Vì sao nên chọn implant khi bị mất răng?

Nỗi lo lắng ấy bao gồm đặt Implant có gây ra nguy hiểm gì cho xương hàm không, có để lại bất kỳ biến chứng gì sau khi cắm không, có ảnh hưởng gì về lâu dài không? Trên thực tế, Implant là thành tựu của nha khoa hiện đại, vì vậy bạn đừng bỏ lỡ cơ hội để áp dụng thành tựu này cho mình và người thân chỉ vì chưa thật sự hiểu hết về Implant.

Vì sao Implant có thể tồn tại được trong cơ thể con người, mà không gây ra một phản ứng gì?

Titanium là vật liệu phổ biến nhất hiện nay được dùng để sản xuất những dụng cụ dùng để cấy ghép vào cơ thể người nói chung và răng miệng nói riêng.

Q4jQAuxN.jpg

Việc phát hiện ra vật liệu làm Implant rất tình cờ và bởi một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình người Thụy Điển, Giáo Sư Per Ingvar Branemark, trưởng nhóm nghiên cứu Đại học Lund về “Vật liệu ghép trong phẫu thuật chỉnh hình”. Trong một lần phẫu thuật nối lại xương đùi bị gãy của một chú thỏ, ông đã đặt một trụ Titanium vào xương đùi của thỏ để cố định tạm thời nơi gãy. Sau vài tháng, khi xương thỏ đã lành và ông muốn lấy trụ Titanium ra nhưng không thể nào lấy được. Tiếp tục theo dõi sau nhiều tháng nữa và ông nhận thấy không có một phản ứng nào đối với trụ Titanium. Tiếp tục nghiên cứu mở rộng và từng bước tiến hành, ông cũng ghi nhận không có một phản ứng sinh – hóa học nào tác động xấu trên cơ thể sống. Ông gọi hiện tượng đó là “Sự tích hợp xương” (Osseointegration).

Ca cấy ghép răng bằng titanium đầu tiên được thực hiện vào năm 1965 tại Thụy Điển. Sau 40 năm răng cấy ghép đó vẫn tồn tại và ăn nhai tốt. Do đó nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, được bảo quản và chăm sóc tốt thì một Implant có thể tồn tại rất lâu trong miệng.

Tại Trung tâm cắm ghép Implant (Nha khoa Én Trắng), các nha sĩ chỉ tin dùng hệ thống Implant Euroteknika của Pháp bởi có đầy đủ các chứng nhận an toàn và chất lượng như CE, FDA và Canada Health. Do tất cả quy trình kỹ thuật, sản xuất đều được kiểm soát hoàn toàn và tập trung một nơi theo công nghệ hiện đại nên Implant Euroteknika có nhiều ưu điểm khác biệt:

- Được làm từ Titanium nguyên chất Grade IV với độ cứng cơ học cao.

- Thân implant được xử lý bề mặt theo công nghệ SLA giúp implant không nhiễm khuẩn và ngăn chặn sự oxy hóa bề mặt implant giúp tối ưu hóa quá trình tích hợp xương.

- Đỉnh implant tròn giúp cho việc đặt implant gần xoang và những ống thần kinh mà không gây ra nguy hiểm.

- Thiết kế ren tối ưu với sự tôn trọng hình dạng xương giúp tăng độ lưu giữ cơ học giữa xương và implant, tạo độ ổn định ban đầu hoàn chỉnh cho implant.

- Implant có nhiều đường kính khác nhau nên rất dễ sử dụng với các loại xương.

Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc cần được tư vấn về sức khỏe răng miệng, có thể gửi câu hỏi/yêu cầu trực tiếp về email nhasituvan@etdental.com.vn hoặc gọi đến số điện thoại 0903 338 571 - 0986 048 885 để tham gia “Góc tư vấn sức khỏe răng miệng”.

= Kỳ 11: Cắm Implant có biến chứng gì không?

Nguồn: Nha Khoa Én Trắng

congtien_canbiet
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên