Kỳ 1: Nha khoa Én Trắng ra mắt "Góc tư vấn sức khỏe răng miệng"Kỳ 2: Sức khỏe răng miệng – Kỳ 2: Bệnh nha chu và cách phòng ngừaKỳ 3: Sức khỏe răng miệng – Kỳ 3: Vì sao răng hay bị ê buốt?Kỳ 4: Cách dự phòng và điều trị hôi miệng
Bệnh sâu răng rất dễ mắc phải và hầu như ai trong chúng ta cũng từng bị một lần trong đời.. Nếu không được phát hiện và có phương án điều trị kịp thời, sẽ trở nên rất nguy hiểm. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của sâu răng là gì và làm thế nào để có thể phát hiện sâu răng sớm hơn?
Nguyên nhân gì gây sâu răng?Nguyên nhân sâu răng là do vi khuẩn gây sâu răng có sẵn trong miệng, chủ yếu là vi khuẩn Streptococcus Mutans, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, sau thời gian vài giờ các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid xói mòn men răng, ngà răng tạo thành lỗ sâu.
Sau khi men răng bị ăn mòn thành lỗ, vi khuẩn và thức ăn càng có không gian lưu đọng lại ở đáy và thành bên các lỗ sâu, acid càng được tạo ra nhiều hơn, men và ngà răng càng bị phá hủy, lỗ sâu càng được mở rộng và tiến về phía tủy răng.
Làm sao biết mình đang bị sâu răng?Chỉ có nha sĩ mới có thể cho bạn biết chắc rằng bạn có bị sâu răng hay không. Bởi vì ban đầu, răng chỉ mới đổi màu, hình thành những lỗ sâu nhỏ li ti và chưa gây ê buốt gì, nên bạn hoàn toàn không biết mình đang bị sâu răng.
Theo thời gian, men răng bắt đầu bị phá hủy bên dưới, trong khi trên bề mặt răng vẫn còn nguyên vẹn. Lượng men răng phía dưới bị mất dần đi cho đến một lúc nào đấy bề mặt răng sẽ bị phá vỡ, hình thành lỗ sâu thật sự khiến bạn cảm thấy khó chịu khi thức ăn mắc vào lỗ sâu, răng ê buốt và đau khi ăn nhai. Nếu không được điều trị kịp thời, mức độ đau răng của bạn sẽ ngày càng gia tăng ngay cả khi bạn không ăn nhai, lúc này sâu răng đã lan đến tủy răng và gây viêm tủy. Ngoài ra, răng bị sâu cũng khiến cho bạn “lâm” vào tình trạng hôi miệng dù bạn vẫn súc miệng thường xuyên.
Ngăn ngừa sâu răng bằng cách nào?- Cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả nhất vẫn là giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày bằng cách chải răng ít nhất 2 lần một ngày và sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày để loại bỏ mảng bám trên mặt nhai và giữa các răng.
- Đến nha sĩ kiểm tra răng miệng thường xuyên định kỳ 6 tháng/lần. Tại Trung tâm cắm ghép implant (Nha khoa Én Trắng), các nha sĩ sẽ đưa ra những biện pháp phòng ngừa giúp bạn chặn đứng sâu răng sớm và giữ cho sâu răng không tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Chế độ ăn uống cân bằng: hạn chế ăn đồ ngọt và uống nước có gaz vào buổi tối.
- Đối với trẻ em, nên trám phòng ngừa sâu răng cho các răng hàm mới mọc bằng sealant. Bên cạnh đó hãy chắc chắn rằng nước uống của trẻ em có chứa Fluor. Nếu nước uống của bạn không chứa Fluor, nha sĩ của bạn có thể quy định mức Fluor cần bổ sung.
Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc cần được tư vấn về sức khỏe răng miệng, có thể gửi câu hỏi/yêu cầu trực tiếp về email nguyetnguyen@etdental.com.vn hoặc gọi đến số điện thoại 0903 338 571 - 0986 048 885 để tham gia “Góc tư vấn sức khỏe răng miệng”.
Kỳ 6: Răng tôi tự nhiên bị đau, tối đến không ngủ được, tôi phải làm gì?
Nguồn : Nha Khoa Én Trắng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận