17/04/2014 01:00 GMT+7

Sức khỏe răng miệng – Kỳ 4: Cách dự phòng và điều trị hôi miệng

Nguồn: Nha Khoa Én Trắng
Nguồn: Nha Khoa Én Trắng

Cần biết - Ai trong chúng ta cũng từng bị hôi miệng, nhưng nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Kỳ 1: Nha khoa Én Trắng ra mắt "Góc tư vấn sức khỏe răng miệng"

Kỳ 2: Sức khỏe răng miệng – Kỳ 2: Bệnh nha chu và cách phòng ngừa

Kỳ 3: Sức khỏe răng miệng – Kỳ 3: Vì sao răng hay bị ê buốt?

Hôi miệng khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp, không dám nói to, nói gần người đối diện… Nguyên nhân chủ yếu do lượng lớn các vi khuẩn kị khí (sản xuất ra các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi) trong miệng bám trên răng, kẽ răng, lưỡi và các cơ quan ngoài miệng như hầu họng phổi và xoang tạo nên.

Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?

* Nguyên nhân tại miệng: là nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng

- Vệ sinh răng miệng kém, răng có mảng bám, thức ăn dính trong kẽ răng tạo cơ hội cho vi khuẩn lên men và phát triển, phóng thích các hợp chất có mùi.

- Răng bị sâu. Đây cũng là nơi ẩn trú và phát triển của vi khuẩn cũng như chứa đựng các mảnh vụn thức ăn dẫn đến tình trạng có mùi hôi.

- Có răng bị viêm tủy, tủy hoại tử.

- Vôi răng nhiều làm nướu bị viêm nặng hoặc viêm nha chu.

- Hàm giả không đúng làm nhét thức ăn.

- Khô miệng: sau điều trị xạ trị hay hội chứng như Sjogren làm cho lượng nước bọt trong miệng giảm nên khả năng tự chải rửa tự nhiên giảm rất dễ bị sâu răng và hôi miệng.

* Nguyên nhân không tại miệng:

- Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm họng, viêm xoang.

- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: dạ dày

- Các bệnh toàn thân không được phát hiện sớm và điều trị cũng tạo ra hơi thở có mùi hôi như tiểu đường, suy thận…

Tác nhân khác: một số thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi,..

sNPnqtAs.jpg

Dự phòng và điều trị bệnh hôi miệng:

Ở phần lớn các trường hợp, chứng hôi miệng có nghĩa là bạn cần vệ sinh tốt hơn nhưng đôi khi đó cũng là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng hơn. Do vậy, ngoài việc vệ sinh răng, miệng đúng cách sau khi ăn và trước khi đi ngủ, bạn cần khám răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần tại nha khoa uy tín. Đặc biệt, phải trám và điều trị ngay các răng sâu, răng bị viêm tủy… Đồng thời, phòng ngừa các viêm nhiễm trong miệng như viêm nướu, viêm nha chu bằng cách cạo vôi định kỳ.

Với trường hợp dùng răng giả, cần đến trung tâm cắm ghép implant để sửa chữa các phục hình răng giả không tốt gây nhồi nhét thức ăn. Ngoài ra, chúng ta còn chú ý phòng ngừa và điều trị kịp thời các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, đường tiêu hóa…

Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc cần được tư vấn về sức khỏe răng miệng, có thể gửi câu hỏi/yêu cầu trực tiếp về email nguyetnguyen@etdental.com.vn hoặc gọi đến số điện thoại 0903 338 571 - 0986 048 885 để tham gia “Góc tư vấn sức khỏe răng miệng”.

Kỳ 5: Vì sao bạn không biết mình bị sâu răng?

Nguồn: Nha Khoa Én Trắng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên