27/04/2014 01:00 GMT+7

Mất răng và những ảnh hưởng đến cuộc sống bạn

congtien_canbiet
congtien_canbiet

Tin dịch vụ - Vì một lý do nào đó bạn bị mất đi những chiếc răng của mình – chấn thương, nha chu, sâu răng vỡ lớn không điều trị kịp thời… Việc mất răng không những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn làm thay đổi diện mạo khuôn mặt của bạn theo hướng tiêu cực.

Kỳ 1: Nha khoa Én Trắng ra mắt "Góc tư vấn sức khỏe răng miệng"

Kỳ 2: Sức khỏe răng miệng – Kỳ 2: Bệnh nha chu và cách phòng ngừa

Kỳ 3: Sức khỏe răng miệng – Kỳ 3: Vì sao răng hay bị ê buốt?

Kỳ 4: Cách dự phòng và điều trị hôi miệng

Kỳ 5: Sức khỏe răng miệng – Kỳ 5: Vì sao bạn không biết mình bị sâu răng?

Kỳ 6: Sức khỏe răng miệng – Kỳ 6: Tự nhiên đau răng vào ban đêm, tôi phải làm gì?

Đây không chỉ là một vấn đề lớn về răng miệng, nếu không giải quyết rốt ráo chúng ta sẽ gặp phải những trở ngại, rắc rối và mất mát khác.

Wl8EMTz6.jpg

Hậu quả của việc mất răng

1. Khó khăn trong việc ăn nhai: Khi bị mất răng, lực nhai giảm sút nên không thể nghiền nhỏ thức ăn, dẫn đến việc hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Điều này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về hệ tiêu hóa của người mất răng cao hơn người bình thường. Đối với người cao tuổi, điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng quát. Mặt khác, việc mất răng bắt buộc bệnh nhân phải chọn những thức ăn mềm hơn, hạn chế trong việc sử dụng những thức ăn mình yêu thích làm giảm chất lượng cuộc sống của mỗi người.

2. Xáo trộn khớp cắn: Khi còn đầy đủ các răng thì mỗi răng sẽ nâng đỡ cho nhau, các răng ở vị trí cân bằng, lực nhai phân bố đều. Khi răng bị mất, răng đối diện mất đi lực nâng đỡ và chúng có xu hướng trồi lên hay thòng xuống quá mức vào khoảng trống đó. Hậu quả là gây cản trở hoạt động nhai và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm, đau vùng thái dương, mỏi hàm, mỏi cơ cổ, nghiến răng... Không những vậy các răng bên cạnh và đối diện răng mất dễ bị nhồi nhét thức ăn, tụt nướu gây nguy cơ viêm nha chu, sâu răng...

Việc mất các răng sau còn gây ra hậu quả nghiêm trọng do lực nhai tập trung vào vùng răng trước, điều này làm cho chúng bị quá tải và có nguy cơ chìa ra phía trước kèm theo hiện tượng di xa hoặc di gần. Theo thời gian, khoảng trống răng cửa hình thành, làm ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của khuôn mặt. Những khoảng trống này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho răng cửa bị lung lay và buộc phải nhổ bỏ.

3. Sự tiêu ngót xương: Xương ổ răng bắt đầu có sự tiêu ngay sau khi mất răng. Mất răng càng lâu ngày sự tiêu xương xảy ra càng nhiều. Về lâu dài, sự tiêu xương này ảnh hưởng đến đến thẩm mỹ hình dáng khuôn mặt; khi đó, việc thực hiện các loại răng giả cũng gặp khó khăn như: hàm tháo lắp sẽ lỏng lẻo, cầu răng khó đạt được thẫm mỹ hoặc xương hàm không có đủ kích thước xương cho implant.

Mất răng ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt ảnh hưởng lớn đối với người cao tuổi. Do đó, để đảm bảo sức khỏe lâu dài và thẩm mỹ của nụ cười, khuôn mặt…cũng như để tiết kiệm chi phí, bạn cần đi kiểm tra răng ngay khi có những dấu hiệu bất thường hay răng bị ê, buốt. Việc điều trị kịp thời sẽ rất quý giá cho hàm răng và sức khoẻ của bạn.

Và nếu chẳng may bạn bị mất răng thì nên tiến hành điều trị ngay khi có thể.

Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc cần được tư vấn về sức khỏe răng miệng, có thể gửi câu hỏi/yêu cầu trực tiếp về email nhasituvan@etdental.com.vn hoặc gọi đến số điện thoại 0903 338 571 - 0986 048 885 để tham gia “Góc tư vấn sức khỏe răng miệng”.

Kỳ 7: Làm gì khi bạn chẳng may bị mất răng?

Nguồn: Nha Khoa Én Trắng

congtien_canbiet
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên