26/08/2010 18:16 GMT+7

Tuyến bài ấn tượng nhất: DK1 - hai mươi năm giữ thềm lục địa

LÊ ĐỨC DỤC
LÊ ĐỨC DỤC

TTO - Với tổng số 1.195 lượt bình chọn trong tổng số 1.802 lượt bình chọn, cách khá xa so với các tuyến bài còn lại trong danh sách đề cử, DK1 - hai mươi năm giữ thềm lục địa đã được bạn đọc bình chọn là tuyến bài ấn tượng nhất Tuổi Trẻ 5 năm qua.

xKTU8MzR.jpgPhóng to
Đoàn công tác ”Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1“ tạm biệt đất liền chiều 7-5-2010 để lên đường ra nhà giàn lắp đặt giàn pin năng lượng mặt trời - Ảnh tư liệu

Tuổi Trẻ không như những tờ báo khácTham khảo thêm thông tin ở trang bình chọn

Bạn đọc Trần Mạnh Tuấn (Vũng Tàu) đã chia sẻ lý do bình chọn cho tuyến bài này: "DK1-20 năm giữ thềm lục địa là loạt bài đã làm cho tôi và cả gia đình tôi đều khóc. Hiện tôi đang giữ lại những tờ báo này, mà đến giờ đọc lại tôi vẫn không kìm được nước mắt. Tôi hiểu, những nhà giàn DK1 được thắp sáng, có công lớn của báo Tuổi Trẻ và bạn đọc của báo. Những tấm pin năng lượng mặt trời đã sưởi ấm trái tim nhửng người chiến sĩ nhà giàn, hâm nóng tình yêu Tổ quốc trong tim chúng ta. Những người lính nhà giàn vẫn còn quá vất vả, thiếu thốn. Sự sẻ chia của bạn đọc là rất cần thiết. Cám ơn Tuổi Trẻ đã làm nên điều kì diệu ấy."

DK1 và xúc cảm chủ quyền

Thật sự tôi hơi bất ngờ khi biết tuyến bài này này được bạn đọc bình chọn là tuyến bài ấn tượng nhất. Thật ra khi thực hiện loạt bài: “DK1 -20 năm giữ thềm lục địa” này, cả anh Bùi Thanh và tôi chỉ là những người có cơ hội để ghi chép lại cuộc sống của những người lính nhà giàn DK1, còn chính bản thân câu chuyện những người lính sống ở đó, tự thân mỗi câu chuyện, mỗi số phận người lính đã tỏa sáng vẻ đẹp lấp lánh của sự hy sinh, cao cả và thầm lặng. Và tôi nghĩ đó chính là điều đã khiến hàng vạn bạn đọc xúc động và tạo được hiệu ứng xã hội, thành cuộc vận động "Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1” mà hiệu quả của nó đã được cụ thể hóa trong những chuyến đi lắp đặt giàn năng lượng mặt trời vừa qua.

Khi bạn đọc bình chọn cho tuyến bài DK1, chúng tôi hiểu rằng ngoài sự chia sẻ với cuộc sống và sự hy sinh của những người lính DK1 còn có một điều lớn lao hơn, đó là chủ quyền Tổ quốc, là biển Đông và thềm lục địa luôn là niềm thao thức trong trái tim mỗi người Việt Nam.

Chúng tôi dẫu có viết bao nhiêu bài nữa cũng khó có thể diễn tả hết nỗi khó khăn gian khổ của những người lính ấy đang từng ngày đương đầu.

Những bài viết về DK1 trên Tuổi Trẻ cũng chỉ mong mỏi góp một phần nhỏ bé của mình - những người làm báo - vào một tình yêu vô tận: đấy là chủ quyền thiêng liêng, là cõi bờ Tổ quốc giữa trùng dương!

Xếp vị trí thứ hai là tuyến bài Có một người con gái tuổi 20 (Nhật ký Đặng Thùy Trâm) với 143 lượt bình chọn.

Với 92 lượt bình chọn, tuyến bài Ước mơ của Thúy xếp ở vị trí thứ ba.

Kết quả bình chọn chi tiết

STT<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Vị trí

Tên tuyến bài

Lượt bầu chọn

1

1

DK1 - hai mươi năm giữ thềm lục địa

1.195

2

2

Có một người con gái tuổi 20

143

3

3

Ước mơ của Thúy

92

4

4

Giá thuốc tăng cao - vì sao nên nỗi?

57

5

5

Game Online

56

6

5

Nạn nhân chất độc màu da cam

56

7

6

Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp:

42

8

7

Đêm trước đổi mới

41

9

8

Nhà lao An Nam ở Guyane

22

10

8

Rút ruột bảo hiểm y tế tại bệnh viện Chợ Rẫy

22

11

8

Thiết bị lạ ở trạm cân Dầu Giây

22

12

9

Chào cờ đầu tuần

20

13

10

Vụ điện kế điện tử

19

14

11

Ra đi và mang về - sống vì cộng đồng

12

15

12

Đấu trường vinh quang - Ngày ấy bây giờ

3

Ngoài những tuyến bài, loạt bài nói trên, các bạn đọc còn để cử thêm các tuyến bài, loạt bài như: giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields, Khai thác boxit ở Tây Nguyên; Sừng tê giác - từ Phi sang Á; Bạn tôi, người vượt khó; Phận "kiều nữ"; Người làm thuê số một Việt Nam; vụ Vedan thải chất thải độc hại; Thầy thuốc chốn núi đồi...

Mục Chuyện thường ngày, những phóng sự ảnh trên Tuổi Trẻ số ra các ngày chủ nhật cũng được bạn đọc khen ngợi.

Với con số dự đoán là 1.174 , chênh lệch 21 so với con số 1.195 lượt bình chọn cho tuyến bài DK1 - hai mươi năm giữ thềm lục địa, bạn đọc Đoàn Ngọc Tâm (Vĩnh Long) đã đoạt giảiNhất (trị giá 5 triệu đồng) của chương trình này.

Giải Nhì (trị giá 3 triệu đồng)cũng thuộc về một bạn đọc ở Vĩnh Long: Trương Công Tuấn, với con số dự đoán là 1.223/1.195.

Bạn đọc Hoàng Thị Phương Hồng (Hải Phòng) đoạt giải Ba (trị giá 1 triệu đồng), với con số dự đoán là 1.225/1.195.

Hai giảiKhuyến khích (mỗi giải trị giá 500.000 đồng) lần lượt thuộc về Trần Cao Trường (Long An) và Lê Văn Mãng (Vĩnh Long).

Cùng với việc tham gia bình chọn, các bạn đọc cũng đã chia sẻ những ý kiến của mình, Tuổi Trẻ xin trích đăng:

2KGLRVyH.jpgPhóng to
Thư của độc giả Bùi Tấn Trung (phường An Hải Bắc - Đà Nẵng) gửi đến báo Tuổi Trẻ có đoạn chia sẻ: "Ở nơi tôi ở, các anh chị xem những bài báo Nhà lao An Nam ở Guyane đều cho rằng rất hay. Xem loạt bài này biết được cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám như thế nào, việc nhà giam Hỏa Lò giam giữ và tử hình những chiến sĩ yêu nước ra sao... Rồi cả việc đưa tù đi đày ở Côn Đảo và thậm chí Guyane... Tôi cho rằng những điều này cần được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Tôi bình chọn cho tuyến bài Nhà lao An Nam ở Guyane."

* Vụ điện kế điện tử là tuyến bài mở đầu cho kinh nghiệm làm báo mới của Tuổi Trẻ

Xin được ghi lý do bình chọn tuyến bài trên ở đây: "Vụ điện kế điện tử" là tuyến bài đầu tiên (so với các tuyến trên đây) thu hút tối đa sự chú ý của dư luận xã hội, gây hiệu ứng xã hội rộng lớn ở cả cấp độ nhận thức và hành động... Loạt bài này cũng mở đầu cho một kinh nghiệm làm báo mới của Tuổi Trẻ (trong thời kỳ mới) và được nhiều báo khác học theo: "Lắng nghe thông tin từ bạn đọc - Huy động tổng lực - Vận dụng nhiều thể loại báo chí - Đăng tải liên tục"

Đoàn Hữu Hoàng Khuyên (TP.HCM)

* Cảnh báo xã hội của loạt bài "Giang hồ tuổi teen"

15 tuyến bài được đưa ra đề cử, tôi thấy tuyến bài nào cũng xứng tầm ấn tượng và có hiệu ứng xã hội cao. Tuy nhiên, theo tôi ấn tượng nhất là tuyến bài "Giang hồ tuổi teen" của hai tác gải Thế Anh và Sơn Bình. Tôi theo dõi rất kỹ tất cả các kỳ của loạt bài này và có sưu tầm, giữ lại cẩn thận.

Tôi là giáo viên trung học, có thời gian tiếp xúc cùng các em nhiều, hiểu được rằng teen bây giờ khác với teen của thời mình nhiều lắm. Cái khác của tích cực cũng có, nhưng cái khác của tiêu cực cũng nhiều. Loạt hồ sơ "Giang hồ tuổi teen" đã gióng lên hồi chuông báo động rằng đã đến lúc cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chung tay giáo dục một bộ phận lớp trẻ này, họ là những người đang lớn, những búp đang trưởng thành, nếu không có sự răn đe, uốn nắn ngay từ đầu thì xã hội này, chỉ ít năm nữa thôi sẽ loạn lên mức nào?

Các bậc phụ huynh, có lẽ cũng phải giật mình nhìn lại con em mình, đã lâu mình bỏ bê, đã lâu mình không biết con mình đang cần gì, đang suy nghĩ và hành động như thế nào... Cuối cùng thì, hãy bao dung và cho các em một lối về.

"Chênh vênh lối về" làm những người có trách nhiệm (gia đình, bạn bè, nhà trường và cả cộng đồng), không khỏi nhột lòng và phải có ý kiến cho hành động của mình - hành động của người trong cuộc. Gần 1 năm sau loạt bài khởi đăng, "Giang hồ tuổi teen" vẫn còn là vấn đề thời sự. Tác động của nó đến xã hội là không nhỏ. Lối viết về "tệ nạn" xã hội nhưng thấm đẫm nhân văn. Tôi đề cử cho tuyến bài này.

Lê Thị Thu (TP.HCM)

Nếu không phải một trong 15 tuyến bài trên thì loạt bài phóng sự "Giang hồ tuổi teen" của hai tác giả Thế Anh- Sơn Bình sẽ gây được ấn tượng nhất bởi bài báo đã nêu được vấn đề nhức nhối trong giới trẻ hiện nay. Bài báo đã đưa ra lời nhắc nhở, cảnh báo với toàn xã hội mà mỗi người đều phải thể hiện trách nhiệm bản thân.

Thử hỏi xem giữa xã hội hiện nay có bao nhiêu bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi teen có thể sa ngã theo tệ nạn xã hội? Rất nhiều, hầu như con số này khó có thể thống kê được. Bởi những lí do đó tôi đánh giá loạt bài "Giang hồ tuổi teen' gây được ấn tượng mạnh mẽ với độc giả nhất. Nếu có sự lựa chọn thứ hai tôi sẽ không ngần ngại bình chọn cho 'giang hồ tuổi teen'.

Mai Văn Long (Thừa Thiên - Huế)

* Non tình yêu, già tình bạn - Bài viết đã thay đổi nhiều suy nghĩ trong tôi

Tôi là độc giả mỗi ngày của báo Tuổi Trẻ Online, mỗi buổi sáng tôi đều dành vài phút để đọc báo. Tôi rất thích và ấn tượng bài viết: "Non tình yêu, già tình bạn". Bài viết nói về một vướng mắc tình cảm của một độc giả gửi đến chuyên mục: "Gõ cửa vườn yêu".

Vì sao tôi thích bài này? Vì qua lời tư vấn của TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn có một đoạn mà tôi rất thích, đại ý như sau: "Hãy làm hết lòng mình để mọi chuyện dù thành hay bại mình cũng không cảm thấy hối tiếc. Không ai trách hay hờn bạn nếu bạn quyết tâm vì bạn được phép như thế cơ mà?" Vâng, một câu nói rất hay nó đã tác động đến tôi và đã làm tôi thay đổi cách nghĩ, cách nghĩ về chuyện tình cảm, về những điều trong cuộc sống, rằng mình phải quyết tâm theo đuổi và theo đuổi đến cùng điều gì đó hoặc là một ước mơ chẳng hạn, vâng ước mơ thôi nhưng hãy theo đuổi nó, dù cho tôi có thất bại với ước mơ này tôi cũng sẽ không buồn đâu vì tôi đã cố gắng hết mình.

Tôi xin cảm ơn bài viết của TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, xin cám ơn ông. Và tôi đề cử cho bài viết này.

Văn Thị Anh Đào (Bình Dương)

* Ấn tượng với tập san Áo Trắng

Áo Trắng mang đến những câu chuyện đời thường nhưng chất chứa biết bao suy nghĩ về cuộc sống, về tình yêu, về cha mẹ, về bè bạn... Tôi thích Áo Trắng, một phần vì tôi yêu văn chương, nhưng phần chính là tôi muốn hướng tâm hồn mình về với những gì nhẹ nhàng, chân thực nhất.

Đào Thị Hà (Hà Nội)

* Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp: rất bổ ích

Theo tôi tuyến bài về Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp là một tuyến bài hay và cũng ấn tượng. Nó đã góp phần giúp bạn trẻ lựa chọn hướng đi đúng trong thương lại. Thậm chí có thể nói, tuyến bài này còn mang tính chất quyết định đến cuộc đời của mỗi người khi giúp mỗi người quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Tính ấn tượng của tuyến bài không chỉ ở thực tế mà còn ở ước mơ.

Hà Thanh Lâm (Tiền Giang)

Mục Tư vấn tuyển sinh rất bổ ích cho các học sinh. Thông tin trên mục này của Tuổi Trẻ Online giúp mình rất nhiều rất việc lựa chọn và định hướng nghề nghiệp. Chân thành cảm ơn Tuổi Trẻ Online và hy vọng sẽ có nhiều thông tin hay hơn nữa.

Trương Xuân Bảo Yến (TP.HCM)

* Ấn tượng với Thời sự Suy nghĩ và Ký sự Pháp đình

Nếu cho tôi chọn lựa, thì loạt bài ấn tượng nhất trên báo Tuổi Trẻ phải là các loạt bài trên trang, mục Thời sự Suy nghĩ và Ký sự Pháp đình...

Tuổi Trẻ không như những tờ báo khác, các bạn có cách viết "xã luận" riêng của mình thông qua trang mục "Thời sự Suy nghĩ"- bởi lẽ: ai đứng trước thời sự phải suy nghĩ, có suy nghĩ, suy nghĩ ra sao, thế nào và hành động để biến suy nghĩ thành hiện thực là tâm cảm mà tôi cho rằng Thời sự Suy nghĩ có sức lay động, nhắc nhở lớn.

Thứ hai, loạt bài Ký sự Pháp đình là dấu ấn riêng của Tuổi Trẻ. Nó cho chúng ta có một cái nhìn nhân văn hơn bên cạnh những "cáo trạng của tòa" vốn mang nặng tính cưỡng chế, "quân pháp bất vị tình"...

Thật tiếc khi các bạn không đưa Thời sự Suy nghĩ và Ký sự Pháp đình vào "danh mục bình chọn"... Rất cảm ơn Tuổi Trẻ đã đồng hành cùng cuộc sống và người đọc chúng tôi bao năm qua...

Lâm Minh Trang (Gò Vấp)

* Chào cờ đầu tuần

Rất ấn tượng với loạt bài viết "Chào cờ đầu tuần". Phải nói thật, từ lúc tôi đi làm tới giờ, việc hát quốc ca đầu tuần là một điều khó thực hiện. Và công ty tôi hiện nay đang hát quốc ca mỗi đầu tuần. Khi hát quốc ca, tôi cảm nhận như có luồng điện đang chạy trong người mình.

* Tuyến bài Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải đã tạo hiệu ứng xã hội

Tuyến bài viết này đã góp phần tạo nên một hiệu ứng xã hội rất tích cực: đó không chỉ là cuộc đấu tranh của những người nông dân vất vả kiếm sống và chịu nhiều khốn khó mà còn của cả cộng đồng trong việc “tẩy chay” Vedan. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta và con cháu đời sau.

Võ Thị Trân Lan (Bình Thạnh)

Nếu không phải là 1 trong 15 tuyến bài trên, theo tôi tuyến bài xoay quanh vụ Vedan xả chất độc hại là ấn tượng nhất. Tuyến bài này đã góp phần vào việc phanh phui những vi phạm của Vedan ra ánh sáng. Và tôi cũng rất vui vì Tuổi Trẻ đã đứng về phía những nạn nhân, nhưng nông dân bị thiệt hại do Vedan gây ra, giúp họ đấu tranh đòi bồi thường, đòi công lý.

Đinh Quang Hoạch (Hà Nội)

* Chuyện thường ngày: mạnh mẽ, sâu sắc

Ngoài tuyến bài đã chọn, tôi có ấn tượng với chuyên mục "Chuyện thường ngày" "do Bút Bi đứng mục. Tuy dung lượng của mỗi bài viết không nhiều nhưng tạo được hiệu quả rất cao với chữ nghĩa châm biếm mạnh mẽ, dễ đọc,dễ hiểu, có chiều sâu và có sức thuyết phục cao. Phải nói rằng chuyên mục này rất đặc trưng và hấp dẫn cho tờ báo.

Trần Đình Chánh Tín (Đà Nẵng)

LÊ ĐỨC DỤC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên