Mời dự thi "Tuổi Trẻ Online trong mắt bạn đọc"
Phóng to |
Bài viết “Cô biết gì hóa học mà xem!” của tác giả Lê Phạm Phương Lan nhận được nhiều phản hồi từ bạn đọc TTO - Ảnh chụp màn hình tuoitre.vn |
Muốn phong phú thêm kỹ năng sư phạm, muốn làm tốt hơn nữa công việc của người giáo viên thì phải thường xuyên học hỏi, học từ sách vở, học từ người khác, học từ thông tin tuyên truyền…
Và trang ý kiến của Tuổi Trẻ Online (TTO) chuyên mục Giáo dục dưới mắt mọi người của Tuổi Trẻ đã cho tôi thêm nhiều bài học mới thực sự bổ ích và hấp dẫn. Có thể nói, hàng trăm nội dung Giáo dục dưới mắt mọi người cũng là hàng trăm tình huống sư phạm, mỗi câu chuyện có thể cho ta cách trả lời hay, mỗi câu chuyện cũng làm cho ta phải trăn trở bởi đó là sự sẻ chia của các bậc phụ huynh, bạn đọc thậm chí của các nhà giáo sau mỗi bài viết. Thái độ của bạn đọc sẽ có nhiều ý kiến, có người đồng tình, ủng hộ, có người kịch liệt phản đối… Tất cả điều đó đều giúp cho người viết phải tự suy nghĩ, học cái tốt, tránh xấu.
Ngày 22-10-2013, trên Tuổi Trẻ tôi có đăng bài “Cô biết gì hóa học mà xem!”. Bài viết này cũng là cách giải quyết tình huống sư phạm của một giáo viên mới vào nghề nhưng trong hoàn cảnh đó tôi nghĩ mình làm như vậy đã là tốt rồi.
Sau khi bài đăng, tôi đã nhận được những ý kiến của bạn đọc trên TTO ngay dưới bài viết này. Các ý kiến đó khiến cho tôi phải băn khoăn nhưng tôi cảm thấy hài lòng hơn cho dù có người cho rằng đó là vi phạm quy chế thi, có người cho rằng còn băn khoăn, lại có người cho rằng ý nghĩa bài viết rất sâu sắc…
Nếu không có TTO, có thể tôi nghĩ việc làm của tôi đều được mọi người ủng hộ. Thậm chí cả một đồng nghiệp của tôi sau khi đọc xong bài báo cũng băn khoăn vì cho rằng tôi không công bằng với các em học sinh. Điều đó sẽ tùy vào sự phán xét và biểu thị thái độ của mọi người. Song, những ý kiến trái ngược của bạn đọc trên TTO đã làm tôi thay đổi trong suy nghĩ. Giá như tình huống này lặp lại tôi sẽ không nói nhỏ với học sinh H. trong giờ làm bài thi nhưng tôi có thể nói bằng cách khác, như “Vẫn còn thời gian, các em nên kiểm tra lại bài của mình một lần nữa, nhất là những học sinh thông minh dễ chủ quan, vội vàng hấp tấp dễ dẫn đến sai sót”.
Như vậy, chắc chắn H. (em học sinh trong bài viết “Cô biết gì hóa học mà xem!") sẽ hiểu ý ngay và kiểm tra lại nội dung của mình. Như thế sẽ được nhiều người ủng hộ hơn, tất nhiên đó chỉ là giá như. Còn việc tôi làm, tôi hạnh phúc vì đến bây giờ cậu học trò cá biệt đó đã thành đạt trong cuộc sống. Giá như tôi không làm như vậy, H sẽ không được điểm cao, không được danh hiệu học sinh tiên tiến thì liệu em có thể vượt qua được kỳ thi tốt nghiệp năm đó hay không! Giá như không thay đổi thái độ của học trò H thì liệu cô giáo chủ nhiệm còn là hình ảnh đẹp đẽ của tất cả các em học sinh?...
Dù sao đi nữa, tôi luôn cảm ơn TTO đã cho tôi thêm nhiều bài học quý giá, mong rằng ý kiến phản hồi của bạn đọc trên TTO sẽ là những “tài liệu tham khảo” có giá trị cho mỗi bài giảng, mỗi tình huống giáo dục.
(*) Tựa bài do TTO đặt, dựa theo nội dung bài viết
24g ngày 15-11-2013: hạn cuối nhận bài Cuộc thi "Tuổi Trẻ Online trong mắt bạn đọc" chào đón các bài dự thi tiếp theo của tất cả bạn đọc. Thí sinh vui lòng gửi bài dự thi theo mẫu đến email toasoantto@gmail.com (không nhận bài qua bưu điện), tiêu đề email ghi: “DỰ THI TUỔI TRẺ ONLINE TRONG MẮT BẠN ĐỌC”. Hạn cuối nhận bài: 24g ngày 15-11-2013. Dự kiến công bố kết quả và trao giải vào ngày 1-12-2013. Có tất cả 12 giải thưởng, trong đó giải nhất thi hiến kế trị giá 7 triệu đồng, giải nhất thi viết chia sẻ kỷ niệm - cảm xúc trị giá 5 triệu đồng. Thông tin chi tiết cuộc thi có TẠI ĐÂY. |
------------------------------------
* Các bài dự thi đã đăng
Tuổi Trẻ Online: hãy gần gũi hơn, sâu sắc hơnTuổi Trẻ Online - người bạn thân thiết của chiến sĩ nhà giànTuổi Trẻ Online cảm xúc rất thậtTuổi Trẻ Online - nơi tôi gửi gắm niềm tinTôi ghiền nhiều chuyên mục của Tuổi Trẻ OnlineTuổi Trẻ Online giúp tôi vượt qua buồn đau (*)Mỗi tin bài gửi đến TTO là một niềm vui
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận