19/10/2017 13:29 GMT+7

Viễn cảnh Amazon xâm chiếm toàn bộ thị trường Việt Nam

NGUYỄN CẢNH BÌNH
NGUYỄN CẢNH BÌNH

TTO - Sau 5 năm, tôi mới quay lại Đức để dự Hội sách Frankfurt (từ ngày 11 đến 15-10) - hội sách lớn nhất thế giới với hơn 500 năm lịch sử.

Viễn cảnh Amazon xâm chiếm toàn bộ thị trường Việt Nam - Ảnh 1.

1. Đi kèm với niềm vui khi chứng kiến dòng chảy cuồn cuộn ở Frankfurt là nỗi lo.

Sáu năm trước, tâm điểm chú ý lúc đó là ebooks (sách điện tử) thì lần này là công nghệ. 

Giống như Uber/Grab đang thay đổi mạnh mẽ ngành dịch vụ taxi trên thế giới và ngay tại Việt Nam, tôi tin rằng ngành xuất bản cũng cần những nền tảng công nghệ mới cho mình, cần nhanh chóng đưa công nghệ vào xuất bản và tạo mọi điều kiện cho những sáng tạo và đổi mới. 

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã được nhắc đến nhiều nhưng dường như vẫn còn xa vời với người Việt Nam cũng như các ngành công nghiệp khác, tác động của nó hẳn sẽ rất sâu sắc và mạnh mẽ, thậm chí sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc chơi trong ngành xuất bản.

Ngành xuất bản đã và đang chuyển dịch rất nhanh, thậm chí gần như trùng khít với công nghệ nội dung, thương mại điện tử, và giáo dục trực tuyến. 

Tương lai hội tụ các ngành này, thậm chí cả quảng cáo, truyền thông, giáo dục, xuất bản không còn khoảng cách, không còn ranh giới.

Bớt hình sự hoá, ngành xuất bản đỡ "nghèo còn nguy hiểm" Bớt hình sự hoá, ngành xuất bản đỡ 'nghèo còn nguy hiểm' Sắp xếp lại hệ thống nhà xuất bản Sắp xếp lại hệ thống nhà xuất bản 19/60 nhà xuất bản không có tối thiểu 5 tỷ đồng để hoạt động 19/60 nhà xuất bản không có tối thiểu 5 tỷ đồng để hoạt động

2. Tôi thật lo khi nhìn thấy một viễn cảnh, một nền tảng quốc tế như Amazon xâm chiếm toàn bộ thị trường Việt Nam. 

Mọi độc giả mua sách, cả sách giấy và nhất là sách điện tử, đều qua Amazon. Không những thế, họ sẽ thanh toán tiền bằng bitcoin hay một loại tiền điện tử nào đó mà không phải tiền Việt. 

Những tác giả viết sách cũng sẽ rời bỏ công ty sách hay nhà xuất bản, họ sẽ xuất bản trên nền tảng đó, trên Amazon, trên Lulu, trên Pubflush. 

Đó là viễn cảnh rất gần chúng ta, không hề xa vời.

Thế giới rồi sẽ chế tạo được những thiết bị với trí tuệ nhân tạo (AI) giúp đọc sách, và làm thay luôn công việc của biên tập viên. 

Rồi thì epaper (giấy điện tử) ra đời và khi đó người ta có thể ứng xử với sách giấy như là các món đồ lưu niệm…

Thị trường sách và người đọc: 'Công nghệ' nắm bắt thị hiếu Thị trường sách và người đọc: "Công nghệ" nắm bắt thị hiếu

TTCT - Đằng sau những gian kệ sách của các trung tâm sách lớn là những công nghệ nắm bắt thị hiếu khách hàng nhằm tổ chức các đầu sách đáp ứng đúng nhu cầu của người đọc.

3. Đứng giữa Hội sách Frankfurt, tôi thấy viễn cảnh đó không xa, và cảm nhận sâu sắc sự chậm chạp của chính mình và ngành xuất bản Việt Nam. 

Khi họ nói về AI, về công nghệ, về những viễn cảnh lớn lao thì chúng ta vẫn vật lộn với nhau về những quy chế và quy định, ngay một ý tưởng về nhà xuất bản tư nhân cũng phải nương náu dưới danh nghĩa khác, rồi về những quy định hợp đồng, kiểm duyệt, sách lậu.

Tôi nghĩ rằng mục tiêu xây dựng một Chính phủ kiến tạo tại Việt Nam không chỉ hàm ý chỉ là một Chính phủ kiến tạo mà tất cả các cơ quan, bộ ngành, ví như Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và truyền thông, cũng phải trở thành những cơ quan, bộ ngành kiến tạo, đi cùng và dẫn dắt sự phát triển của ngành xuất bản, chính là ngành công nghiệp nội dung.

Thị trường sách và người đọc: Khoảng trống Thị trường sách và người đọc: Khoảng trống Việt Nam sẽ có thị trường sách quý Việt Nam sẽ có thị trường sách quý Bức tranh thị trường sách năm qua Bức tranh thị trường sách năm qua
NGUYỄN CẢNH BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên