27/04/2023 12:18 GMT+7

Việc cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình được quy định thế nào?

Xin hỏi việc cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?

Việc cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình được quy định thế nào? - Ảnh 1.

Việc cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình được quy định thế nào? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Trả lời:

Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về cấm tiếp xúc theo quyết định của chủ tịch UBND cấp xã như sau:

1. Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 3 ngày trong các trường hợp sau:

a) Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.

b) Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực.

2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị quy định tại điểm a khoản 1 điều này, chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, người đề nghị biết.

3. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, trưởng công an xã, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực.

4. Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc. Việc hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc thực hiện trong trường hợp sau đây:

a) Có yêu cầu của người đề nghị ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại điểm a khoản 1 điều này.

b) Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình không đồng ý với quyết định cấm tiếp xúc quy định tại điểm b khoản 1 điều này.

c) Khi xét thấy biện pháp này không còn cần thiết.

5. Khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc, người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình được quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc.

6. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

7. Trường hợp gia đình có việc cưới, việc tang hoặc trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lực gia đình phải thông báo với người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc và cam kết không để xảy ra hành vi bạo lực.

Theo Website Bộ Công an

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Bạo lực gia đìnhBạo lực gia đình

TTO - Anh đọc báo chưa, người ta đề xuất mấy ông chồng như anh cứ suốt ngày đi nhậu, để vợ cô đơn ở nhà là bạo lực gia đình. Em ủng hộ, nếu có luật em kiện anh đó nha!

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên