04/11/2023 09:33 GMT+7

Thủ tướng nói về việc lấy phiếu tín nhiệm: Cử tri kỳ vọng ở Chính phủ nhiều hơn nữa

Sáng 4-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2023 tiếp tục thảo luận các vấn đề liên quan tới tình hình kinh tế - xã hội và triển khai chương trình phục hồi, giải ngân đầu tư công.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ - Ảnh: VGP

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ - Ảnh: VGP

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ trong tháng 10 vừa qua có rất nhiều sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại quan trọng, đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ 8 thành công rất tốt đẹp, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đang diễn ra, hoạt động đối ngoại sôi động…

"Qua lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội, cử tri mong muốn và kỳ vọng ở Chính phủ nhiều hơn nữa. Vì vậy, chúng ta đã quyết tâm rồi phải quyết tâm cao hơn nữa, đã nỗ lực rồi phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đã cố gắng rồi phải cố gắng hơn nữa" - Thủ tướng nói.

Theo đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết công việc có trọng tâm, trọng điểm, hoàn thành dứt điểm, có hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Đánh giá về tình hình thế giới, Thủ tướng cho rằng vẫn tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ. Trong đó, hậu quả dịch COVID-19 kéo dài; cạnh tranh địa chiến lược, địa kinh tế gia tăng; xung đột tại Ukraine khó đoán định, xuất hiện thêm xung đột tại Dải Gaza.

Lạm phát ở nhiều nước tuy đã hạ nhiệt những vẫn neo ở mức cao; biên độ giá cả lương thực và năng lượng dao động lớn. Giá dầu tháng 9, tháng 10 dao động trong khoảng 81-90 USD/thùng, trong khi 8 tháng đầu năm trong khoảng 67-83 USD/thùng.

Nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao; lãi suất điều hành tại Mỹ, EU lần lượt ở mức 5,25-5,5% và 4,5%, hiện ở mức cao nhất trong vòng 22 năm qua; trong cuộc họp mới diễn ra, Fed không tăng lãi suất nhưng còn để ngỏ vấn đề này.

Chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy cục bộ; thương mại và đầu tư toàn cầu sụt giảm. Một số nền kinh tế lớn có dấu hiệu tích cực, nhưng nhìn chung kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng bất ổn định, phục hồi chậm và không đều. 

Tăng trưởng GDP so với cùng kỳ của châu Âu tiếp tục đà giảm.

Ở trong nước, ông đánh giá nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

Trong bối cảnh kinh tế chịu "tác động kép" từ các yếu tố bất lợi bên ngoài và các hạn chế, tồn tại kéo dài nhiều năm, song kinh tế nước ta đã đạt được kết quả tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước.

Đó là kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt. An sinh xã hội, đời sống người dân được bảo đảm.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, như tăng trưởng chưa đạt mục tiêu. Sản xuất, kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. 

Thủ tục hành chính còn rườm rà, một bộ phận cán bộ vẫn sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy công việc, việc khắc phục một số bất cập còn khó khăn, một số vấn đề tồn đọng kéo dài...

Thời gian còn lại là gần 2 tháng, Thủ tướng yêu cầu cần nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2023. Do vậy, các ý kiến cần tập trung phân tích thực trạng, làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm, xác định những nhiệm vụ đột phá, trọng tâm trong thời gian tới.

Tiềm lực kinh tế vững chắc, GDP tăng từ 366 tỉ USD lên gần 440 tỉ USDTiềm lực kinh tế vững chắc, GDP tăng từ 366 tỉ USD lên gần 440 tỉ USD

Chiều 23-10, Quốc hội nghe các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên