Phóng to |
* Trước ngày 25-1, anh có nghĩ chế độ Mubarak sẽ sụp đổ nhanh chỉ trong 18 ngày? Theo anh, nguyên nhân khiến một chế độ tưởng chừng vững chắc trong 30 năm qua đi đến cáo chung như vậy là gì?
- Cá nhân tôi không dám tưởng tượng điều đó, vì rất nhiều lý do. (1) Các học giả đã nghiên cứu và viết trong các cuốn sách rằng người Ai Cập đã và sẽ không bao giờ nổi dậy. (2) Ai cũng biết an ninh Ai Cập là lực lượng mạnh và tàn bạo. (3) Báo chí đều viết phương Tây lúc nào cũng hậu thuẫn chế độ Mubarak.
Nhưng các mâu thuẫn xã hội tích tụ đến lúc đủ chín muồi thì bùng nổ, và thực tế là đường phố đã có câu trả lời. Điều này khiến tôi tin các cuộc biểu tình của người dân đã khiến lực lượng cảnh sát và an ninh sẽ phải đầu hàng. Trong bốn ngày đầu tiên, họ bị buộc phải có mặt ngoài đường và bắt giữ người biểu tình. Tuy nhiên, càng kéo dài thì lực lượng này càng mệt mỏi. Điều này đã khích lệ người dân tham gia đông hơn. Trong khi đó, quân đội đã từ chối tham gia cuộc chiến giữa người dân và chế độ Mubarak. Mặt khác, Mubarak đã phản ứng chậm chạp đối với các cuộc biểu tình. Điều đó càng khích lệ người dân xuống đường. Trong tuần, các vụ tham nhũng bị phát giác liên quan tới các cựu bộ trưởng, quan chức cao cấp và bạn bè thân của Mubarak cũng đã thay đổi tình hình, khiến cuộc phản đối càng có cơ sở lan rộng. Những người ủng hộ Mubarak đã phải im tiếng, trong khi những người ủng hộ biểu tình được dịp giương cao ngọn cờ.
Phóng to |
* Liệu giờ đây Ai Cập sẽ có được nền dân chủ, hay lại rơi vào một thể chế quân sự khác nắm quyền?
- Tôi nghĩ Ai Cập sẽ có được nền dân chủ nhưng sẽ phải lâu đấy. Chế độ sắp tới sẽ ít tham nhũng hơn, nhưng tham nhũng sẽ không biến mất hết. Hệ thống giáo dục sẽ tốt hơn, nhưng trong 10 năm tới tỉ lệ không biết chữ sẽ còn cao. Xu hướng cực đoan Hồi giáo sẽ mạnh hơn, nhưng lực lượng cực đoan sẽ không điều hành đất nước. Khi người dân Ai Cập hiểu các giá trị về dân chủ, họ sẽ chọn các nhân vật dân sự chứ không phải cực đoan. Tôi đã nhận thấy điều đó khi tham gia các cuộc tuần hành, và mọi người luôn nói: “Chúng tôi muốn một chính thể dân sự, chứ không phải chính thể giáo phái hay quân sự”.
* Giáo sư chính trị Larry Diamond của Đại học Stanford cho rằng Ai Cập chưa sẵn sàng cho một mô hình dân chủ. Ý anh như thế nào?
Hany Ibrahim là một trong 10 gương mặt được trao giải “Các nhân vật thay đổi thế giới Internet và chính trị” do Diễn đàn Dân chủ điện tử thế giới trao năm 2009 nhờ các sáng kiến trong đào tạo năng lực cho cử tri, kiến tạo hòa bình và chống tham nhũng. |
Đúng là Mubarak đã làm nhiều điều tốt cho đất nước, nhưng ông ta giữ ghế trong 30 năm. Hai thế hệ đã ra đời dưới thời trị vì của ông ta. Người dân muốn thay đổi vì họ đã trở nên chán ghét người hùng đó. Mubarak đã mắc sai lầm chết người khi giữ ghế quá lâu, và nhất là lại dọn đường cho con trai Gamal lên làm tổng thống tiếp theo. Mubarak thất bại vì đã tính toán phản ứng của dân chúng một cách sai lầm.
* Anh đã chia sẻ “thế hệ của tôi đã làm được điều đó (sự thay đổi). Đó là một cuộc đua lâu dài, nhưng cuối cùng chúng tôi đã thành công”. Yếu tố nào góp vào thành công đó?
- Truyền thông xã hội có vai trò quan trọng trong việc thức tỉnh mọi người, nhưng tham nhũng và bất công trong 10 năm qua mới là yếu tố quyết định cho sự sụp đổ của ông Mubarak.
Tin bài liên quan:
Quân đội Ai Cập giải tán Quốc hộiTổng thống Mubarak từ chứcCách mạng thời Internet nhìn từ Ai CậpAi sẽ là tổng thống tiếp theo của Ai Cập?Ông Mubarak và gia đình rời khỏi Cairo
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận