Phóng to |
Phóng to |
Phó tổng thống Omar Suleiman được xem là nhân vật sáng giá cho ghế tổng thống Ai Cập hiện nay - Ảnh: Reuters |
Ông Suleiman sinh năm 1936, cũng xuất thân từ quân đội như ông H.Mubarak. Ông là giám đốc cơ quan tình báo trong thời gian dài, một chức vị đầy quyền lực và có chân trong nội các chính phủ. Là người được ủng hộ nhiều từ trong Đảng NDP cầm quyền cũng như được Mỹ và các nước phương Tây khá tin cậy, nhưng ông Suleiman không được coi là người kế vị ông Mubarak cho đến khi được bổ nhiệm vào chức phó tổng thống cách đây một tuần.
Nếu không có cuộc nổi dậy chống Tổng thống H.Mubarak thì người kế vị đã được chuẩn bị rất công phu sẽ là Gamal Mubarak, 47 tuổi, con trai thứ hai của Hosni và Suzane Mubarak. Gamal Mubarak bị coi là không có kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, hơn nữa lại có những tai tiếng trong các hoạt động kinh doanh. Có tin cho rằng tài sản của gia đình Mubarak lên đến 40-70 tỉ USD, bao gồm tiền gửi ở ngân hàng Thụy Sĩ và Anh, các bất động sản tại London, Los Angeles, New York và tại khu du lịch Sharm El Sheikh. Cả Gamal và anh trai Alaa đều là những tỉ phú.
Theo hiến pháp Ai Cập, nếu tổng thống từ chức thì phó tổng thống lên thay. Cho dù ông Mubarak ngồi đến tháng 9 thì nhiều khả năng Đảng NDP cầm quyền sẽ cử ông Suleiman làm ứng cử viên của đảng ra tranh cử tổng thống. Trong trường hợp này, khả năng trúng cử của ứng cử viên NDP rất cao vì NDP là một thế lực rất mạnh tại Ai Cập hiện nay.
Một gương mặt khá nổi tiếng có nhiều khả năng chạy đua vào ghế tổng thống là ông Mohamed El Baradei, nguyên tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, người từng được giải thưởng Nobel về hòa bình. Nhưng ông Baradei không có nhiều hậu thuẫn từ trong nước. Tuy vậy, với nhiều yếu tố phức tạp, chính quyền của tổng thống mới có làm chủ được tình hình hay không lại là vấn đề khác.
Giá cả hàng hóa tại Ai Cập gia tăng đáng kể trong những ngày gần đây. Tỉ giá USD so với đồng pound của Ai Cập cũng đã tăng lên. Do vậy chính phủ nước này đang có chính sách tăng cường nhập khẩu hàng thực phẩm nhằm ổn định thị trường, tránh tình trạng thiếu lương thực thực phẩm có thể làm bất ổn trong tâm lý dân chúng.
Số lượng người lao động Việt Nam tại Ai Cập không nhiều, chỉ khoảng 20 người, nhưng đến hết ngày 6-2 hầu hết đã lên đường về nước. Do các trường đại học vẫn bị đóng cửa, một số lưu học sinh, chủ yếu là sinh viên tiếng Ả Rập, cũng đã về nước.
Ai Cập: người dân nhất quyết đòi Tổng thống Mubarak từ chức Phe đối lập tại Ai Cập ngày 7-2 tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng sức ép đòi Tổng thống Hosni Mubarak phải từ chức khi cho rằng một số cải cách do chính phủ đưa ra trong cuộc đàm phán trước đó một ngày là “chưa đủ”. Trong cuộc gặp các nhóm đối lập ngày 6-2, Phó tổng thống Omar Suleiman đã đưa ra nhiều đề nghị, bao gồm một hội đồng “nghiên cứu và đề xuất những sửa đổi hiến pháp và luật pháp vào tuần đầu tiên của tháng 3-2011”. Theo AFP, chính quyền của ông Mubarak cũng đưa ra một số nhượng bộ như nới lỏng truyền thông, dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, thành lập văn phòng tiếp nhận khiếu nại việc đối xử với tù nhân chính trị... Trước đó, nhiều nhân vật quan trọng của Đảng Dân chủ quốc gia cầm quyền, bao gồm con trai ông Mubarak, cũng lần lượt từ chức nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng trên đường phố. Tuy nhiên, hàng ngàn người biểu tình đóng tại quảng trường Tahrir, thủ đô Cairo khẳng định mục tiêu cuối cùng của họ là cải tổ toàn diện bộ máy chính trị, đặc biệt là việc ông Mubarak phải ra đi. Đó là “những ý định tốt nhưng chẳng có sự thay đổi đáng kể nào”, người phát ngôn của Những người anh em Hồi giáo, một trong sáu nhóm tham gia đàm phán, nói với Reuters. Họ cũng bác bỏ đề nghị của ông Mubarak về việc trao quyền cho ông Suleiman sau khi mãn nhiệm kỳ vào tháng 9-2011. Những người biểu tình cho biết sẽ xuống đường vào hôm nay (8-2) và cuối tuần này. Theo ông Jon Leyne tại Cairo, một số cửa hàng và ngân hàng đã bắt đầu mở cửa trở lại một cách hạn chế, tuy nhiên vẫn còn sự hiện diện dày đặc của các xe chiến đấu hạng nặng trên đường phố. Những cuộc biểu tình liên tục từ 13 ngày qua khiến ít nhất 300 người thiệt mạng tại Ai Cập. Giá dầu thô biển Brent ngày 7-2 đã vượt mốc 100 USD/thùng trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại về sự lan rộng biểu tình ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Reuters dẫn lời một quan chức cao cấp Kuwait dự báo giá dầu có thể nhảy lên 110 USD vào cuối tuần này, trong khi Venezuela cảnh báo giá có thể tăng gấp đôi trong trường hợp kênh đào Suez bị đóng cửa. |
Ai Cập: Đảng cầm quyền “tái cơ cấu”Thành viên chủ chốt của đảng cầm quyền Ai Cập từ chứcTổng thống Ai Cập Mubarak không chịu ra điMỹ bàn kế hoạch loại bỏ MubarakBiểu tình Ai Cập: 5 người thiệt mạng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận