18/03/2024 10:09 GMT+7

Nhặt được của rơi... rồi đòi tiền chuộc có được không?

Bạn tôi bị mất ví, trong ví có nhiều giấy tờ và tài sản, sau đó có người liên hệ nói nhặt được nhưng đòi tiền chuộc với số tiền rất lớn. Luật sư cho tôi hỏi nhặt được của rơi thì có được đòi tiền chuộc không?

Bạn tôi mất ví, trong đó có nhiều tài sản như tiền, thẻ ngân hàng, thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe ô tô, căn cước công dân... Bạn tôi đăng tin tìm giấy tờ thì có người nhắn tin đòi một số tiền khá lớn thì mới trả lại. Vậy nhặt được ví rồi đòi tiền chuộc có vi phạm pháp luật không? Bị xử lý như thế nào?

Chị Thái Tuyết M., huyện Bình Chánh (TP.HCM), gửi câu hỏi.

Luật gia Phạm Văn Chung (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) tư vấn về việc nhặt được của rơi rồi đòi tiền chuộc như sau:

Theo quy định tại khoản 1 điều 230 Bộ luật Dân sự năm 2015 về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên thì:

"Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó.

Luật gia Phạm Văn Chung

Luật gia Phạm Văn Chung

Nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

UBND cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu".

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó.

Trường hợp không biết địa chỉ thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ở trường hợp bạn chị mất ví, đã đăng tin trên mạng xã hội và có người nhận là mình nhặt được nhưng không trả lại, còn đòi tiền chuộc là vi phạm pháp luật.

Cụ thể, đó có thể cấu thành hành vi chiếm giữ, chiếm đoạt tài sản trái quy định pháp luật.

Theo đó, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều 15 nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác, với mức phạt từ 3 - 5 triệu đồng.

Nếu tài sản được định giá có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản theo điều 176 Bộ luật Hình sự năm 2015, người phạm tội có thể bị phạt tiền 10 - 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù tối đa 5 năm.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Không trả tiền chuyển nhầm có bị xử lý hình sự?Không trả tiền chuyển nhầm có bị xử lý hình sự?

Tôi chuyển nhầm 20 triệu đồng cho một người khác, ngay sau đó tôi đã liên hệ để xin lại nhưng người kia không trả.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên