01/10/2023 14:35 GMT+7

Nhật Bản tăng nhập khẩu mì ăn liền từ Việt Nam, Thái Lan

Dù là quốc gia phát minh ra mì ăn liền cách đây hơn 60 năm, nhưng Nhật Bản lại đang tăng cường nhập khẩu món ăn tiện dụng này, đặc biệt là từ Việt Nam và Thái Lan.

Mì ăn liền hương vị châu Á được yêu thích tại Nhật Bản - Ảnh minh họa: GETTY IMAGES

Mì ăn liền hương vị châu Á được yêu thích tại Nhật Bản - Ảnh minh họa: GETTY IMAGES

Ngày 30-9, báo Nikkei Asia dẫn số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết số lượng mì ăn liền được Nhật Bản nhập khẩu từ các nước châu Á khác đạt mức 57,6 triệu USD năm 2022, gấp 3,1 lần con số năm 2017. 

Theo báo Nikkei Asia, trong thời điểm dịch COVID-19, người dân Nhật Bản vì không thể đi du lịch nước ngoài nên tranh thủ trải nghiệm hương vị Việt Nam và Thái Lan qua... mì gói. 

Tại một chợ chuyên thực phẩm châu Á ở quận Shin-Okubo, thủ đô Tokyo, các nhãn hiệu mì ăn liền với tiếng nước ngoài được ưu ái đặt ở các vị trí gần lối ra vào. "Khoảng 80% khách tới đây mua mì ăn liền", báo Nikkei Asia dẫn lời người quản lý chợ.

Theo đó, gần 80% mì ăn liền nhập khẩu vào Nhật Bản có xuất xứ từ Hàn Quốc, nhưng các sản phẩm từ Đông Nam Á đang có tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận.

Năm 2022, Nhật nhập khẩu lượng mì ăn liền từ Việt Nam trị giá hơn 3,3 triệu USD, gấp 5,6 lần số liệu năm 2017. 

Cũng trong năm 2022, Nhật Bản nhập khẩu lượng mì gấp đôi từ Thái Lan, trị giá hơn 3,4 triệu USD.

Chớp lấy cơ hội nhu cầu trong nước đang gia tăng, các công ty Nhật Bản đang sản xuất mì ăn liền bên ngoài nước Nhật cũng bắt đầu nhập khẩu sản phẩm mì của mình về lại quê hương.

Acecook đến Việt Nam từ năm 1993. Đến năm 2018, công ty này đã nhập khẩu và bán mì Hảo Hảo được sản xuất tại Việt Nam với quy mô lớn tại Nhật.

Ban đầu Acecook nhắm đến khách hàng là những người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản. Tuy nhiên người tiêu dùng Nhật cũng bắt đầu yêu thích và mua mì Hảo Hảo. 

Đến năm 2022, doanh số hằng năm cho nhãn hiệu mì này đã tăng lên gấp 3. Acecook cũng nhận nhiều hơn những đơn hàng từ các bên phân phối thực phẩm lớn.

Theo Hiệp hội Mì ăn liền quốc tế, các hạn chế do COVID-19 đã khiến nhu cầu tiêu thụ mì toàn cầu trong năm 2022 tăng lên mức kỷ lục: 121,2 tỉ khẩu phần, tăng 2,6% so với năm 2021.

Hiệp hội này ước tính Trung Quốc và Hong Kong là thị trường tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới trong năm 2022, tiếp sau đó là thị trường các nước Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản.

EU nới lỏng quy định với mì ăn liền Việt NamEU nới lỏng quy định với mì ăn liền Việt Nam

Kể từ ngày 27-6, các mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên