23/06/2011 12:16 GMT+7

Hi Lạp thông qua kế hoạch ngân sách khắc khổ

MỸ LOAN (Theo AFP, Reuters)
MỸ LOAN (Theo AFP, Reuters)

TTO - Ngày 22-6, Chính phủ Hi Lạp đã thông qua kế hoạch ngân sách khắc khổ 2011-2015 nhằm đáp ứng những điều kiện do Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra để nhận được gói cứu trợ gần 160 tỉ USD.

Hi Lạp thông qua kế hoạch ngân sách khắc khổ

TTO - Ngày 22-6, Chính phủ Hi Lạp đã thông qua kế hoạch ngân sách khắc khổ 2011-2015 nhằm đáp ứng những điều kiện do Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra để nhận được gói cứu trợ gần 160 tỉ USD.

Chính phủ Hy Lạp vượt qua bỏ phiếu tín nhiệmHi Lạp trước nguy cơ vỡ nợHy Lạp: Biểu tình lớn, chính phủ xin từ chức

hXePDoDv.jpgPhóng to
Ông Jean-Claude Trichet (trái), chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu và Olli Rehn (phải), lãnh đạo kinh tế thuộc Ủy ban châu Âu trước giờ họp ở Luxembourg hôm 20-6 - Ảnh: AP

Theo đó, Chính phủ Hi Lạp sẽ cắt giảm khoản 28,4 tỉ euro (40,8 tỉ USD) trong năm năm (2011-2015) cùng với việc thực hiện các chính sách tăng thuế, giảm chi tiêu công và tư nhấn hóa nhiều điều kiện của các nhà cho vay quốc tế đặt ra.

Ngân sách năm 2011 của Hi Lạp sẽ giảm từ mức 9,4% xuống còn 7,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong ba năm tiếp theo, nước này cam kết sẽ giảm thâm hụt xuống còn 3%. Các lĩnh vực bị cắt giảm trong kế hoạch thắt lưng buộc bụng lần này tập trung vào các ngành như y tế, giáo dục, công trình công cộng như đường sắt và một số ngành vận tải khác.

Thủ tướng Hi Lạp Georges Papandréou nhấn mạnh kế hoạch trên cho thấy Chính phủ Hi Lạp đang quyết tâm thực hiện những biện pháp cấp bách và cần thiết để kiểm soát khoản nợ công khổng lồ và đưa nước này thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.

Ông Papandréou sẽ đệ trình kế hoạch này lên Hội nghị cấp cao liên minh châu Âu diễn ra vào hai ngày 23 và 24-6-2011 tại Brussels (Bỉ). Kế hoạch ngân sách khắc khổ trên được thông qua chỉ vài giờ sau khi Chính phủ Hi Lạp vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội vào sáng 22-6.

Ủy ban châu Âu và các nước khác đánh giá cao quyết định trên của Hi Lạp, động thái này đã đánh dấu một bước quan trọng trong vấn đề giải quyết khủng hoảng ở Hi Lạp. Trước đó, AFP dẫn lời chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernanke cảnh báo khủng hoảng kinh tế của Hi Lạp không chỉ đe dọa đến khu vực đồng tiền chung euro mà còn có thể gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính toàn cầu.

Ngày 20-6,các Bộ trưởng tài chính khối EU đã hoãn cho Hi Lạp vay khẩn cấp 17 tỉ USD với điều kiện nước này phải thông qua chương trình thắt lưng buộc bụng triệt để, giảm chi tiêu công và bán các tài sản sở hữu nhà nước.

Số tiền trên nằm trong gói cứu trợ 165 tỉ USD của EU và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho Hi Lạp hồi năm 2010. Theo Reuters, ngày 3-7 các quan chức trong lĩnh vực tài chính các nước EU sẽ nhóm họp để quyết định giải ngân khoản cứu trợ thứ năm và thảo luận gói cứu trợ thứ hai trị giá 110 tỉ euro (158 tỉ USD) cho Hi Lạp.

Kết quả thăm dò dư luận mới nhất cho biết phần lớn người dân Hi Lạp ủng hộ chính phủ nước này có các biện pháp khắc phục khủng hoảng nợ, song họ cho rằng vấn đề quan trọng là tìm cách ngăn chặn nguồn gốc gây ra khủng hoảng chứ không phải cắt giảm các khoản phúc lợi xã hội của người dân.

MỸ LOAN (Theo AFP, Reuters)

MỸ LOAN (Theo AFP, Reuters)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên