02/07/2010 07:30 GMT+7

Hãy để học sinh học tiếng Anh của người Anh

NGUYỄN NGỌC HÀ
NGUYỄN NGỌC HÀ

TTO - Nhiều người nước ngoài nhận xét: "Người Việt đang học và dạy tiếng Anh của người Việt chứ không phải của người Anh. Tức là học sinh Việt Nam đang học Vietglish chứ không phải English”.

Nhốn nháo “săn” chứng chỉ ngoại ngữHọc ngoại ngữ nhưng nói không đượcSV "chạy" chứng chỉ ngoại ngữ: do ý thức học tập

Dạy một ngôn ngữ, điều quan trọng thứ nhất là phải cho người học sử dụng được ngôn ngữ đó. Với tiếng Anh, người soạn chương trình chỉ muốn đưa thật nhiều vào đầu HS những lắt léo ngữ pháp, vô số từ vựng trên trời dưới đất… để học sinh đi thi. Sau kỳ thi là… quên hết.

Điều thứ hai là cho người học khám phá về cuộc sống, xã hội, văn minh, lịch sử, địa lý… vùng đất mà ngôn ngữ đó sử dụng. Chẳng hạn cần cho học sinh biết nước Anh, nước Mỹ, Úc, New Zealand, thậm chí là Canada… để tạo sự hứng thú cho người học háo hức khám phá những chân trời mới.

Điều thứ ba, học ngôn ngữ của một dân tộc cần phải học văn phong của dân nước đó.

3Mx0ocxr.jpgPhóng to
Một lớp học ngoại ngữ tại Hội đồng Anh - nơi rất chú trọng đến kỹ năng giao tiếp - Ảnh: Như Hùng (ảnh tư liệu)

Thí dụ sách tiếng Anh 11, unit 10 bài Nature in Danger (Reading) “…human beings have a great influence on the rest of the world. They are changing the environment by building cities and villages where forests once stood...”.

Bất cứ ai từng đọc sách về môi trường do người bản xứ viết đều nhận ra cái sai cơ bản. Người Anh nói về con người họ dùng WE (chúng ta) chứ không phải THEY (họ). Con người "họ" tác động rất lớn đến phần còn lại của thế giới.

Vậy cô giáo và học trò đang đọc đoạn văn đó là ai? Là animals hay supermen? Nếu văn phong của người Anh, chắc chắn họ sẽ viết gọn hơn và nhất định họ sẽ nói: "...we, human beings, have a great…”.

Theo tôi, đó là một trong những cái chưa hợp lý của bộ sách giáo khoa Tiếng Anh từ lớp 6 đến 12 mà ngoài những ngữ pháp từ vựng bao la mà cả thầy và trò phải chạy theo phân phối chương trình.

Đó là chưa kể trong sách giáo khoa rải rác những lỗi về ngữ pháp.

Thí dụ sách giáo khoa tiếng Anh, lớp 11, unit 10, trang 122, Exercise 2, câu 5 yêu cầu HS nối hai câu dùng which

The picture was beautiful. She was looking at it

Bức tranh đẹp. Cô ta nhìn vào nó

Câu trên được nối là: The picture at which she was looking was beautiful

Look atidom hay còn có thể gọi là adverbial verb. Và theo TOEFL Cliffs năm 1987, trang 136, những giới từ là một phần của sự liên kết như là một động từ hai từ (two-word verb)*, giới từ không thể tách rời. Look at là nhìn vào một cái gì đó. Nếu tách at ra khỏi look, look không còn có nghĩa nhìn vào nữa mà đã trở thành Linking Verb, tức động từ theo sao là một tính từ và có nghĩa là trông. Thí dụ She looks sad (cô ấy trông buồn). Sad là tính từ.

Vì thế muốn học sinh, sinh viên đạt kết quả tốt trong việc học tiếng Anh, nên chăng Bộ GD-ĐT sử dụng giáo trình do chính người bản ngữ biên soạn.

Thứ hai, ngành giáo dục nên thay đổi suy nghĩ, học để biết để sử dụng chứ không phải học để thi.

Thứ ba, ngành giáo dục hãy cho thầy cô giáo có sự tự do trong giảng dạy chư không chỉ là sách giáo khoa, vốn từ lâu được xem là Pháp Lệnh mà trong đó học luôn những cái sai không chỉ ngữ pháp mà cả kiến thức không được cập nhật.

Thí dụ Tiếng Anh 10, unit 1, thế kỷ thứ 21 mà con trâu đi trước cái cày theo sau.

Bài Music (unit 12), giờ này mà nhân vật của các ông còn nghe Walkman trong khi học trò tôi nghe nhạc từ Ipod, mobile phone…Thậm chí chương trình Tiếng Anh 10 học kỳ I các ông còn hướng dẫn HS sử dụng remote TV! (unit 5)... HS cứ học mà không được có ý kiến gì.

cckBEfZc.jpgPhóng to
Thế kỷ 21, HS vẫn được thông tin theo kiểu "con trâu đi trước cái cày theo sau"

Phụ huynh cũng nên thay đổi suy nghĩ. Thay vì cứ bắt con học hết thầy này cô nọ, hết trung tâm này, lớp học kia để chạy theo điểm 10 Anh văn, hãy cho con có thời gian tập đọc sách truyện, xem phim thiếu nhi bằng tiếng Anh, tập con nói tiếng Anh với bạn bè, người thân... Tội nghĩ sẽ đến một ngày em sẽ tự tin giao tiếp với ngay người bản xứ.

Trong buổi họp với Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT về đổi mới phương pháp giảng dạy tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ năm 2007, tôi đã tranh thủ đến gặp bộ trưởng và đề nghị ông nghiên cứu cho HS học tiếng Anh bằng giáo trình Anh - Mỹ.

Tôi nói ngày xưa chúng tôi học English For Today của Mỹ nhưng chúng tôi vẫn đốt xe Mỹ, vẫn giữ được bản sắc Việt Nam mà. Ông cho biết HS sẽ học ngoại ngữ theo giáo trình nước ngoài trong vài năm nữa. Giờ ông không còn là bộ trưởng, ai sẽ thực hiện điiều ấy với tôi?

* However, if the preposition is part of a combination such as a two-word verb, meaning that the preposition cannot reasonbly be moved away from the verb, it will remain with the verb (TOEFL- Clffs 1987 trang 136 hàng cuối)

NGUYỄN NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên