Phóng to |
Vượt rào bất thành, họ lại chạy vạy khắp nơi, hi vọng tìm được tấm chứng chỉ để bổ túc hồ sơ xét ra trường.
Phóng to |
SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong giờ học tiếng Anh. Trường này tổ chức dạy tiếng Anh cho SV, không yêu cầu SV phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ như một điều kiện để xét tốt nghiệp - Ảnh: N.Hùng |
Mấy tháng nay, hàng trăm sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) liên tục có đơn thư phản ảnh sự không thống nhất trong việc công nhận chứng chỉ ngoại ngữ để xét tốt nghiệp của trường này. Có hôm hàng chục sinh viên kéo đến phòng đào tạo để phản đối quy định này. Mọi việc bắt đầu từ quyết định không chấp nhận chứng chỉ tiếng Anh do Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (ĐHQG TP.HCM) cấp.
Chạy vạy bất thành
Tự tích lũy Việc dạy và học ngoại ngữ trong trường ĐH ở các trường được tổ chức khác nhau. Một số trường tổ chức dạy tiếng Anh như một môn học chính khóa trong khi nhiều trường yêu cầu sinh viên tự tích lũy. Với quy định này, sinh viên năm cuối nếu không tích lũy được trình độ tiếng Anh tương đương chứng chỉ B, C tiếng Anh hoặc TOEIC 400, 450, 500... thì không được xét hoặc thi tốt nghiệp. |
Không riêng gì sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), Lê Thị Tuyết Vy, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết: “Sinh viên năm cuối của trường muốn tốt nghiệp phải tích lũy tối thiểu là chứng chỉ C tiếng Anh. Nhưng vào thời điểm này, vẫn còn rất nhiều bạn vẫn đang xoay xở mọi cách. Có bạn trong một tháng thi đến 2-3 trung tâm ngoại ngữ nhưng đều không đạt”.
Một số sinh viên biết mình không đủ năng lực để thi nên tìm nhiều cách khác nhau mong sở hữu một tấm chứng chỉ tiếng Anh theo quy định của trường. N.L.B., sinh viên Trường ĐH Ngân hàng, cho biết: “Sau một thời gian thi lấy chứng chỉ TOEIC 500 tại một số trung tâm nhưng cố gắng lắm chỉ đạt được TOEIC 270, mình đã thuê người thi hộ - mình đóng tiền, sửa lại giấy tờ để người đó vào thi - nhưng đều thất bại”.
Đối phó
Thậm chí việc tìm mua một chứng chỉ tiếng Anh đang là con đường cuối cùng của nhiều sinh viên để mong được tốt nghiệp. Trần Năng Thủy, sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, than thở: “Vì mất căn bản từ năm cấp III nên nếu tự học để thi lấy chứng chỉ TOEIC 450 thì vượt quá khả năng. Nhiều bạn học giỏi tiếng Anh còn vất vả mới thi đậu. Hiện tôi cùng một số bạn khác đang tìm nguồn để mua luôn chứng chỉ, tốn một ít tiền nhưng chắc chắn, học thì biết bao giờ mới thi đậu”.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là hiện nay một bộ phận sinh viên vẫn xem nhẹ việc học ngoại ngữ. Một giảng viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) cho biết trong buổi đối thoại với nhà trường, có sinh viên thắc mắc: “Chúng tôi ra trường không làm việc với người nước ngoài, đâu nhất thiết phải có ngoại ngữ. Tại sao trường yêu cầu sinh viên phải nộp bằng B tiếng Anh mới được xét tốt nghiệp?” (?!).
TS Phạm Tấn Hạ, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), lo lắng: “Sức ì của sinh viên quá lớn. Họ chưa nhận thức được cần phải thay đổi quan niệm học cho mình và học vì ngày mai lập nghiệp. Nhiều sinh viên cho rằng ngành nghề của mình không cần đến ngoại ngữ, vì thế học chỉ để đối phó với các kỳ thi. Tuy nhiên, khi các kỳ thi tiếng Anh được tổ chức, nếu không có kiến thức thì dù làm cách gì cũng khó đạt được những chứng chỉ do nhà trường quy định”.
Không nên “thả nổi” Đến nay, nhiều trường ĐH ở Hà Nội đã công bố chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Dù còn vài năm nữa sinh viên mới phải trải qua kỳ sát hạch hoặc trình chứng chỉ để đạt điều kiện tốt nghiệp nhưng nhiều sinh viên tỏ ra hoang mang khi vốn ngoại ngữ của mình còn khiêm tốn. Bạn Nguyễn Ngọc Thiện, sinh viên chuẩn bị lên năm 2 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, tâm sự: “Với những sinh viên có đầu vào ngoại ngữ thấp, ở nông thôn để đạt được 450 điểm TOEIC khi tốt nghiệp trong 3-4 năm học không dễ dàng”. Theo Thiện, 70% sinh viên của lớp phải đi học bên ngoài vì “lấy chứng chỉ của trung tâm bên ngoài dễ hơn tham dự kỳ sát hạch do trường tổ chức”. Ông Nguyễn Trung Việt, phụ trách đào tạo Trường ĐH Thủy lợi, cho rằng: “Thả nổi việc học ngoại ngữ để xét tốt nghiệp chỉ thông qua chứng chỉ mà sinh viên mang về là điều không nên làm. Bởi vậy, khi đặt ra chuẩn phải tính đến điều kiện dạy học ở trường, đáp ứng nhu cầu của sinh viên và biện pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng”. Theo ông Việt, nếu không nhìn vào thực tế, cứ chạy đua với các trường, nâng chuẩn thật cao sẽ dẫn đến tình trạng sinh viên đối phó bằng các hình thức tiêu cực. Ông Việt cho biết: “Chuẩn ngoại ngữ đang là điều băn khoăn nhất của trường trong việc xây dựng chuẩn đầu ra và cũng vì việc này, trường chưa thể công bố được”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận