23/08/2013 16:22 GMT+7

Chống rửa tiền qua kinh doanh bất động sản

HỮU KHÁ
HỮU KHÁ

TTO - “Thực tế thời gian qua cho thấy vốn pháp định 6 tỷ đồng khi đăng ký kinh doanh là quá thấp dẫn đến có quá nhiều doanh nghiệp nhỏ, năng lực hạn chế nhưng cũng được kinh doanh bất động sản, nhiều dự án kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp này bị chậm tiến độ, bị kéo dài, thậm chí không còn khả năng tiếp tục."

Đó là ý kiến của ông Vũ Văn Phấn, phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động (Bộ Xây dựng) tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) diễn ra tại Đà Nẵng ngày hôm nay 23-8.

GCdx7mK2.jpgPhóng to
Thị trường bất động sản ở Đà Nẵng đóng băng, rớt giá thê thảm do cung vượt cầu do hàng loạt khu đô thị ra đời - Ảnh: Hữu Khá

"Do vậy, đề nghị sửa đổi theo hướng nâng vốn pháp định lên 20 tỷ đồng hoặc vốn pháp định theo qui định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.”- ông Phấn nói.

Ngoài ra, theo ông Phấn, luật hiện hành chưa qui định về hoạt động chống rửa tiền qua kinh doanh bất động sản.

Thực tế thời gian qua hoạt động rửa tiền qua bất động sản đã xảy ra tại Việt Nam. Do vậy dự thảo lần này cần bổ sung qui định theo hai phương án, phương án thứ nhất chỉ qui định theo nguyên tắc chung. Còn phương án thứ 2 qui định cụ thể các giao dịch về bất động sản có giá trị từ 2 tỷ đồng trở lên hoặc giao dịch bất động sản đáng ngờ dưới 2 tỷ đồng phải được thông báo tới cơ quan có thẩm quyền về phòng chống rửa tiền xem xét để xử theo qui định pháp luật nếu phát hiện có rửa tiền.

Theo ông Nguyễn Trần Nam, thứ trưởng Bộ Xây dựng trên thực tế, cả 2 Luật hiện hành chưa có quy định để điều tiết khiến thị phát triển chưa ổn định, đầu tư dự án dàn trải, năng lực chủ đầu tư yếu, nhiều dự án chậm tiến độ, để đất hoang hóa… Cung cầu bất động sản mất cân đối, thiếu nguồn cung quy mô vừa và nhỏ, giá thấp để phục vụ nhu cầu của số đông người dân, trong khi lại thừa, tồn kho căn hộ cao cấp…

Hiện Luật kinh doanh bất động sản còn nhiều quy định quá chặt chẽ, chưa thật sự tạo điều kiện khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài đầu tư kinh doanh BĐS tại Việt Nam.

Tuy nhiên lại cũng có một số quy định quá cởi mở, quá “lỏng” dẫn đến việc đăng ký kinh doanh bất động sản quá dễ dãi, tràn lan và hiệu quả kinh doanh, sử dụng các nguồn lực không hiệu quả, không tiết kiệm, để lãng phí, nhất là nguồn lực về đất đai.

Ông Nam cũng nhấn mạnh: Dự thảo Luật sửa đổi chú trọng đến trách nhiệm của chủ đầu tư đối với tiền ứng trước của khách hàng khi bán, cho thuê, cho thuê mua BĐS hình thành trong tương lai để tránh tình trạng chiếm dụng vốn của khách hàng để sử dụng sai mục đích.

____________

Tin bài liên quan:

Khách hàng thắng kiện chủ đầu tư chậm giao nhàMua nhà trên giấy: Khách hàng cầm dao đằng lưỡi“Phát điên” vì chờ giao nhàSẽ còn ra tòa vì chậm giao nhàChậm giao căn hộ: Quốc Cường Gia Lai phải bồi thường

HỮU KHÁ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên