Phóng to |
Bảo tàng Hà Nội với vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng hiện vắng vẻ, xuống cấp. Bảo tàng Lịch sử quốc gia to hơn gần năm lần (tính theo vốn đầu tư) sẽ vận hành thế nào? - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
* Nhưng thưa tiến sĩ, mối lo ngại của các chuyên gia và công chúng là hoàn toàn có cơ sở. Bởi BTLSQG sắp xây là một công trình kiến trúc khổng lồ, với mặt bằng xây dựng lên đến hàng trăm ngàn mét vuông, với công năng phức tạp đòi hỏi một phương thức vận hành tiên tiến và một đội ngũ nhân sự cũng phải hết sức hiện đại bên cạnh sự am hiểu về các hiện vật cổ. BTLSQG sẽ giải bài toán phức tạp ấy như thế nào?
- Nếu cứ chờ cho thật nhiều tiền mới xây một bảo tàng đúng với tầm vóc của nó, hoặc cứ chờ đầy đủ nhân lực đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế rồi mới đưa vào vận hành thì tôi chắc chắn chúng ta chẳng bao giờ có một bảo tàng quốc gia đúng nghĩa cả. Tôi tin là chúng tôi hình dung đúng khối lượng công việc và cách thức vận hành tòa nhà bảo tàng trong tương lai và đang nỗ lực chuẩn bị cho điều đó.
BTLSQG hiện có 260 cán bộ được đào tạo đúng ngành nghề - xin nói rõ là 30 ngành nghề khác nhau chứ không đơn thuần là trưng bày triển lãm. Chúng tôi có đủ chuyên gia khảo cổ đến chuyên gia quan hệ công chúng, chuyên gia phòng lạnh và chuyên gia trưng bày... Trong tương lai, chúng tôi sẽ cần đội ngũ 450 người và chúng tôi đã bắt đầu đào tạo từ năm 2007, hằng năm sẽ bổ sung đều đặn. Bảo tàng mới sẽ là một tổ hợp gồm khu tưởng niệm, khu trưng bày, khu vui chơi ngoài trời, khu biểu diễn, hội nghị hội thảo, khám phá sáng tạo của giới trẻ, ẩm thực dân tộc... và mọi người sẽ đến đó bằng một tâm thế khác với việc "đi nhẹ" nói khẽ và quan sát, lắng nghe thụ động như bây giờ.
* Bài học của Bảo tàng Hà Nội với kinh phí cũng khổng lồ và hiện tại rất vắng khách có khiến những người đang bắt tay làm dự án BTLSQG phải e ngại về sự lãng phí?
- Ở đây có một vấn đề cần phải làm rõ là BTLSQG là bảo tàng của quốc gia, còn Bảo tàng Hà Nội là của TP Hà Nội, cơ quan chủ quản khác nhau, với những mục đích phục vụ, đối tượng phục vụ khác nhau, tiêu chí trưng bày, đặc trưng hiện vật khác nhau, không thể lấy cái này thay cho cái kia được. Và một quốc gia có thể có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bảo tàng. Nhưng bảo tàng mang tầm cỡ quốc gia thì thường không có nhiều hơn một.
* Như với tất cả các dự án lớn dùng tiền ngân sách khác, một câu hỏi rất nhạy cảm và rất được quan tâm là vấn đề kinh phí. Dự kiến có bao nhiêu tỉ đồng dành cho việc xây dựng nội dung bảo tàng mới này?
- Con số đó phụ thuộc vào việc sắp tới chúng ta lựa chọn nhà thầu tư vấn nội dung và hệ thống thiết bị nào. Phải từ việc lựa chọn phương án trưng bày và hệ thống thiết bị nội thất thì mới có con số chính xác. Có gần 20 nhà tư vấn nước ngoài muốn đấu thầu dự án này, nhưng đến giờ phút này chúng tôi đã chọn được bốn nhà tư vấn vào chung kết, đó là các nhà tư vấn của Anh, Mỹ, Nhật Bản và Pháp. Tuy nhiên, quyền lựa chọn cuối cùng vẫn là ở Hội đồng quốc gia.
THU HÀ thực hiện
Việc sưu tầm hiện vật gặp khó khăn
Bảo tàng Hà Nội chưa phải là bảo tàng, mới khánh thành phần vỏ thôi chứ nội dung trưng bày chưa có. Phần trưng bày hiện giờ là hiện vật đi mượn, chúng tôi kéo dài từ đại lễ đến giờ. Về nội dung trưng bày chính thức, ban quản lý dự án Bảo tàng Hà Nội của Sở xây dựng đang nghiên cứu. Hiện tại bộ phận bảo tàng chúng tôi chỉ làm hai việc: sưu tầm hiện vật theo nội dung trưng bày, bảo quản và chuẩn bị hiện vật để giao cho ban dự án trưng bày. Theo nội dung phê duyệt quy hoạch văn hóa xã hội của TP Hà Nội thì năm 2015 mới hoàn thành. Nhưng theo tôi, chưa chắc đã hoàn thiện được vì tiến độ cũng hơi chậm.
Việc sưu tầm hiện vật của Bảo tàng Hà Nội cũng đang gặp khó khăn. Chúng tôi còn 2-3 năm nữa để sưu tầm nhưng có những hiện vật không thể sưu tầm được nữa. Năm 1982, bảo tàng mới thành lập. Trong khi đó, những sự kiện về lịch sử, khảo cổ có liên quan đến cổ vật ở Hà Nội là đối tượng tìm kiếm của các bảo tàng trên cả nước. Cổ vật về văn hóa, lịch sử Hà Nội giờ chủ yếu nằm ở các bảo tàng trung ương.
Về mặt thiết kế, Bảo tàng Hà Nội vẫn tốt hơn các bảo tàng dùng lại các kiến trúc khác. Nhưng cái gì cũng có bất cập của nó. Nước ngoài thiết kế một số phần không phù hợp. Ví dụ như phần thông gió ở Việt Nam thường làm nhô cao lên thì họ lại làm bằng mặt sàn nên mưa gió vẫn tạt vào. Ðợt mưa vừa rồi cũng xảy ra hiện tượng dột nhưng không nhiều lắm. Chúng tôi chỉ có trách nhiệm phát hiện và báo với họ để ban dự án xử lý thôi. Thời gian bảo hành của công trình vẫn còn khoảng 12 tháng nữa.
HÀ HƯƠNG ghi
____________
Tin bài liên quan:
Thời điểm khởi công phụ thuộc nhiều yếu tốChưa phải lúcGhen tị11.277 tỉ làm bảo tàng, lãng phí và chưa đúng lúc?Dự án Bảo tàng Lịch sử quốc gia: 11.277 tỉ đồng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận