03/06/2011 12:56 GMT+7

Lợi dụng âm nhạc để đánh bóng tên tuổi?

Jenifer Ha 
Jenifer Ha 

TTO - Tính đến sáng nay (3-6), đã có gần 7.000 phiếu đánh giá tham gia khảo sát "Theo bạn, các ca khúc "té ghế" nở rộ vì đâu?", trong đó có gần 3.000 phiếu cho rằng ca khúc "té ghế" ra đời vì các ca sĩ, nhạc sĩ muốn gây sốc để nổi tiếng.

Nhiều ý kiến đặt dấu hỏi có phải âm nhạc đã bị một số cá nhân "lợi dụng" để "nổi" lên, nổi tiếng bằng mọi giá, kể cả hứng chịu những chỉ trích, chê bai, bị "ném đá" tơi bời... và nó đã thật sự trở thành một xu hướng? Và chuyện gì sẽ xảy ra khi "măng non" cũng bị cuốn vào guồng quay này?

Còn bạn, bạn có chút thông cảm nào đối với những nhạc sĩ, ca sĩ đang "nổi" lên theo kiểu này không?

nvT7pE7m.jpgPhóng to
Phương My trong clip Nói dối. Với sản phẩm được dán nhãn "thảm họa", tên cô đã được nhiều người biết đến hơn - Ảnh chụp từ clip
Clip Nói dối của Phương My - Nguồn: YouTube

Sung sướng tột đỉnh dù bị "ném đá"?

Theo tôi, loại nhạc "té ghế" này tuy mới ra đời nhưng đã nhận được vô số sự quan tâm đặc biệt, gồm cả khen chê, trách móc, ủng hộ... thì bản thân các nhạc sĩ, ca sĩ đã "té ghế" vì sung sướng rồi.

Trước đây, khi nước mình kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân chỉ chăm chăm lo cơm áo gạo tiền, lấy thời gian đâu mà thưởng thức âm nhạc chứ đừng nói đến việc lên diễn đàn comment rồi "like" (thích) hay "dislike" (không thích). Bây giờ kinh tế khá lên, mọi người cũng có nhiều nhu cầu thưởng thức nghệ thuật khác nhau.

Tôi thấy ý kiến Chẳng lẽ chỉ "tai hư" mới khoái nhạc "té ghế"? của bạn Thảo Anh cũng hợp lý. Nhưng theo tôi, âm nhạc không đơn thuần chỉ để mình giải trí. Bởi như bạn nói, giai điệu của bài hát có thể khiến tâm trạng của người ta thay đổi, tác động theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực thì ngôn từ của bài hát cũng vậy. Ngôn từ bài hát có thể trau chuốt, cầu kỳ, ẩn dụ sâu xa (như các bài hát thời tiền chiến, cách mạng, của các thế hệ đi trước) nhưng cũng có thể rất đơn giản, dễ hiểu (điển hình là các bài hát hiện nay).

Việc đơn giản hóa ngôn từ cũng cho thấy lối sống tiêu biểu ngày nay của giới trẻ: phóng khoáng, cởi mở và đơn giản là đi thẳng vào vấn đề. Bây giờ, âm nhạc chỉ mang tính thuần giải trí không hơn không kém.

Nhưng điều đó không đồng nghĩa các nhạc sĩ, ca sĩ được tự do "sáng tác", muốn viết gì thì viết. Bởi khi tác phẩm được đưa ra công chúng, trước hết nó đáp ứng đầu tiên nhu cầu giải trí của số đông (nghe cho đỡ buồn, nghe để thấy cái lạ của cuộc sống mà mình chưa nhận thấy); tiếp theo là đồng điệu cùng cảm xúc người nghe, đem lại sự thăng hoa cho tâm hồn khán thính giả; cuối cùng là ảnh hưởng đến suy nghĩ, cách sống của người nghe.

Với kiểu bài hát "té ghế" như vậy, các nhạc sĩ, ca sĩ chẳng khác gì đang cho người nghe "ăn" những món ăn bình dân lề đường (giá bán thì vô cùng rẻ đi đôi với chất lượng vô cùng thấp, đặc biệt cực kỳ có hại cho sức khỏe người ăn). Đây là những món ăn không những "lạ" mà còn "độc" nữa. Nếu chúng ta đang cố gắng tẩy chay hàng hóa đang đầu độc sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam thì tại sao chúng ta lại có thể dễ dàng chấp nhận thưởng thức nghệ thuật "thua xa hàng nhập lậu" nữa.

Nếu các bạn trẻ ngày nay chấp nhận nó một cách dễ dàng thì liệu những món "hàng Việt Nam, chất lượng cao" ai sẽ dùng? Các bạn trẻ nước ngoài nhìn vào sẽ nghĩ thế nào về trình độ thưởng thức nghệ thuật của bạn trẻ Việt Nam? Mình nghĩ việc các clip "té ghế" vừa qua được nhiều lượt view vì phần lớn các bạn trẻ tò mò muốn xem hàng "độc" và "lạ" như thế nào thôi, vì chẳng có nhận xét nào là ủng hộ hay tán thành lối làm ăn "củ chuối" của các ca - nhạc sĩ "nhái" này hết.

Cứ xem thử mấy cái nhận xét là đủ biết những clip này có độ "hot" như thế nào. Mình không hiểu sao đã đến mức các bạn nhận xét rằng những bài hát kiểu này thì ngang tầm với... "thuốc xổ" mà các ca-nhạc sĩ này cứ chường mặt ra làm tiếp những tác phẩm "độc hơn nước thải kênh Ba Bò" nữa.

Có lẽ các anh chị này muốn chuyển từ "té ghế" sang "té lầu" nữa, hoặc giả các anh chị đúng thật là xem dư luận như cỏ rác.

Tôi chỉ mong các bạn trẻ chúng ta nên "giải trí có chọn lọc" để những tác phẩm "kinh đỉển" như vậy không còn đất dụng võ thôi. Còn các anh chị ca-nhạc sĩ đang "ăn dưa bở" và "đeo mâm" ơi, mong các anh chị để cho khán thính giả Việt Nam được hít thở một chút không khí trong lành nhé!

Clip Tâm hồn là vĩnh cữu với phần thể hiện của Phi Thanh Vân - Nguồn: YouTube

Muốn nổi tiếng theo kiểu kém hiểu biết

Dễ hiểu rằng những người làm ra các sản phẩm nhạc "té ghế" vốn kém trình độ hiểu biết nhưng lại muốn nổi tiếng. Không biết chọn cách nào nổi tiếng cho văn minh và lịch sự bèn chọn cách gây xôn xao dư luận khi kết hợp với những tác giả mì ăn liền trong 15 phút nghĩ ra vài câu nhai đi nhai lại và lồng nhạc vào rồi phối âm, phối khí.

Bên cạnh đó họ cũng chọn cho mình những đạo diễn dàn dựng mà theo cái cách hát một đường, thể hiện một nẻo, ai hiểu kệ ai, không hiểu thì cũng ráng trân mắt nhìn và cố đoán cho được xem ba thành phần này muốn nói gì với người... bị xem.

Sau cùng, thì khán giả vẫn không hiểu gì hết và mất đi 5 phút cuộc đời để trải nghiệm sản phẩm của những người kém hiểu biết này.

Nếu một người nước ngoài biết tiếng Việt và bị tra tấn như thế thì ôi thôi, họ nói nền văn hóa của Việt Nam vậy mà cũng tồn tại những thứ như thế nữa sao? Thật đáng xấu hổ.

Hãy tìm cách khác để nổi tiếng đi các bạn ạ!

Khát vọng hay tham vọng làm ca sĩ mù quáng?

Tôi nhớ cách đây vài năm chúng ta còn nói về loại nhạc hát như nói, hay những viễn cảnh não nề, thậm chí gây sốc mà người viết vẽ ra trong lời bài hát... Xét về giai điệu, ca từ cũng khá "khớp" nhau vì phần lớn nó được viết ở thể loại pop nên cũng không quá cầu kỳ! Còn hiện tại là nhạc "té ghế" có thể nói nó là biến thể của cái mà tôi đã nói ở trên kết hợp với dị hợm và thẩm mỹ âm nhạc có giới hạn.

Chuyện này sẽ không có gì đáng nói nếu như họ làm cho "tới bờ tới bến" chứ không phải lửng lửng lấy ví dụ như bài Tâm hồn là vĩnh cửu - bài hát lấy một đề tài cũng hay đấy chứ, nhưng tại sao nó lại phản cảm: thứ nhất là vì người viết nhạc, thứ hai là ca sĩ thể hiện, và cuối cùng video clip chẳng nói lên điều gì! Hay như HKT mặc dù đầu tóc, trang phục màu mè nhưng thật ra là lố lăng, nhặng xị kiểu như "Khải Định đi vi hành paris", chưa kể là có phần đối chọi với giọng hát và thể loại nhạc.

Người ca sĩ phải là người được đào tạo bài bản nếu không cũng phải biết học hỏi, sáng tạo nhưng phải biết tư duy. Lady GaGa quái nhưng tại sao cô được chấp nhận vì âm nhạc và cá tính của cô là thế chứ không phải kiểu bắt chước nửa vời, thiếu thẩm mỹ.

Loại nhạc nào phải có cách hát đó, có kiều hòa âm đó, có trang phục riêng và phong cách biểu diễn phù hợp! Nói là "trăm hoa đua nở" nhưng thực chất loại nhạc này chỉ "trăm hoa đua nở" ở tỉnh lẻ, nơi đa phần khán giả nghe nhạc thuộc tầng lớp lao động và không đòi hỏi cao trong nhu cầu nghe nhạc trong số đó đa phần chỉ nghe chơi chứ không phải là khán giả yêu nhạc.

Bên cạnh đó việc "được làm ca sĩ" ngày càng tăng và vấn đề bản quyền nên các ca khúc "té ghế" ra đời chớp nhoáng đồng nghĩa với việc ra đi chớp nhoáng. Và nhìn chung mặt bằng các ca khúc chớp nhoáng cũng chỉ xuất hiện trên mạng hoặc đĩa lậu. Một "cây âm nhạc" không bao giờ nghe nhạc té ghế, một bạn trẻ hiện đại chỉ có thể nghe nhạc Mỹ, Hàn hoặc Lê Cát Trọng Lý mà thôi!

Clip Mẹ đã xa rồi của HKTM - Nguồn; YouTube

Xin đừng "giú ép" măng non

Đọc bài Khi măng non hát như "lên đồng", tôi cảm thấy mọi việc thật quá đáng! các em đang trong lứa tuổi thanh thiếu niên sao lại có thể hát những ca khúc có nội dụng "hơi bị người lớn như vậy"?

HKTM hát bài "Mẹ đã xa rồi" mà cứ nhảy tưng tưng như đi hội hè ý. Nỗi buồn khi mẹ xa đâu? Còn ACK nữa, mới tí tuổi đầu yêu đương nỗi gì cơ chứ? Tuổi này là tuổi để học hành, vui chơi cơ mà!

Thật không hiểu trẻ con thời nay nghĩ gì về âm nhạc nữa? Xem các clip, tôi chợt nghĩ rằng phụ huynh các em nên quan tâm, tâm sự nhiều hơn với các em, nhất là khuyên ngăn các em nên dừng hát thể loại nhạc ấy, dừng ăn mặc kiểu ấy...

Rợn người nghe con trẻ hát nhạc "té ghế"

Trẻ em ở cái độ tuổi của hai nhóm HKTM và ACK còn rất hồn nhiên vô tư. Không biết các em nghĩ gì khi hát những lời của các ca khúc mà chắc chắn các em chưa hiểu hết được.

Nhìn gương mặt ngây thơ, nghe những lời líu lo còn ngọng ngịu song lại thốt ra nơi đầu môi những lời yêu đượng đê mê mà tôi rợn người! Xin đừng "giú ép" tâm hồn con trẻ!

Ca khúc nghe muốn "té ghế", thảm họa của VPop?

Theo bạn, đó có phải là những ca khúc thực sự nghe muốn "té ghế" không? Còn những ca khúc nào trên thị trường đang làm bạn... choáng váng nữa?

Vì sao có hiện tượng "nở rộ" này? Vì trình độ của người sáng tác, "khát vọng" đánh bóng tên tuổi của một số cá nhân, hay vì đó là phản ánh chân thực của đời sống và nhu cầu có thực của người nghe?

Người nghe nhạc và cơ quan quản lý văn hóa có trách nhiệm gì không?

Theo bạn, đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường hay bất thường của VPop? Bạn dự đoán âm nhạc Việt Nam sẽ đi theo hướng nào nếu hiện tượng này tiếp tục "trăm hoa đua nở"?

Mời bạn đọc tham gia ý kiến về hiện tượng mà nhiều bạn đọc cho là "Thảm họa của VPop".

Xem thêm:

Nghe bằng tai của người có họcTại sao nở rộ ca khúc nghe muốn “té ghế”?Nhạc "té ghế" - Chúng tôi còn gọi là "nhạc... ngu"Bài hát của Michael Jackson nghe muốn "té ghế" thì sao?Liệu nhạc "té ghế" có tự sinh, tự diệt?Điều chỉnh gu nghe nhạc, dễ không?Chẳng lẽ chỉ "tai hư" mới khoái nhạc "té ghế"?Khi măng non hát như "lên đồng"

Theo bạn, các ca khúc "té ghế" nở rộ vì đâu:
Năng lực sáng tác của nhạc sĩ hạn chế Các ca sĩ, nhạc sĩ muốn gây sốc để nổi tiếng Đáp ứng thị hiếu một bộ phận thính giả nào đó Quản lý hoạt động âm nhạc chưa chặt chẽ Ý kiến khác
Jenifer Ha 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên