![]() |
Nhật Kim Anh (diễn viên phim Long thành cầm giả ca, đồng giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại VNIFF) bắt tay người hâm mộ trên thảm đỏ - Ảnh: Tiến Thành |
LHP cấp quốc gia tập trung vào giải thưởng và tôn vinh các nghệ sĩ, LHP quốc tế mở rộng vai trò giới thiệu, quảng bá điện ảnh một đất nước ra thế giới. Nhưng khi Lâu đài cát và đạo diễn trẻ người Singapore Boo Junfeng lĩnh 1/2 số giải thưởng chính thức tại VNIFF, một câu hỏi không khỏi bật ra: điện ảnh VN ở đâu trong tâm trí các vị chấp bút?
Vừa đến VN, trưởng ban giám khảo Phillip Noyce đã bày tỏ: mong muốn tìm một Đặng Nhật Minh, Lý An mới cho khu vực điện ảnh Đông Nam Á. Lúc đó ông Phillip Noyce chỉ mới xem 1-2 phim VN trong khoảng thời gian xa cách tám năm, không ai muốn làm khó ông với câu hỏi... thật ra đơn giản: ông thấy phim VN hay chứ?
Nhưng ngay cả khi đêm bế mạc chỉ còn cách hai giờ, dù thốt lên ở tiền sảnh khách sạn Melia: “VNIFF đã có Lý An mới!” thì bốn chữ “điện ảnh VN” tuyệt nhiên không xuất hiện trong những nhận xét của vị trưởng ban giám khảo phim truyện này.
Lâu đài cát của Singapore là bộ phim đầu tay, vừa chu du bốn phương trời tại LHP Cannes, Toronto, Busan...
“Ấy thế mà nó chẳng có dấu hiệu gì của một bộ phim đầu tay cả, đạo diễn đã cẩn trọng trong từng lựa chọn, từng cách dàn cảnh (mise-en-scene), với diễn xuất hoàn hảo của nam nữ diễn viên chính. Bộ phim không chỉ là câu chuyện lịch sử của một gia đình, mà còn phản ánh một phần lịch sử của đất nước Singapore” - ban giám khảo nhận xét.
Còn ai đã kịp xem phim này đều hiểu đạo diễn trẻ (sinh năm 1983) Boo Junfeng đã khai thác những nỗi ám ảnh của xã hội Singapore: xung đột giữa các thế hệ, tình dục, sự kìm nén... đầy cá tính. Mới thấy mọi lời tuyên bố không phải đãi bôi, mục tiêu tìm những gương mặt trẻ thì giải thưởng sẽ phải được trao về những gương mặt trẻ.
Raymond Phthanavirangoon - người có công giới thiệu Chơi vơi tới LHP Toronto - khẽ lắc đầu: “Hai bộ phim nước chủ nhà chọn tranh cử, vì đề tài của nó, đã trở nên lạc lõng với tám tác phẩm phản ánh những vấn đề đương đại. Tôi biết năm 2009-2010 VN còn có những bộ phim khác, thậm chí đã tham gia Cannes, nếu được chiếu thì có thể nước chủ nhà đã làm nên chuyện”.
VNIFF bổ sung đáng kể vào các hoạt động qua lại cần thiết thúc đẩy điện ảnh VN. Khởi sự những bước đi đầu tiên, đây là dịp lắng nghe nhiều ý kiến nhân vật trong làng điện ảnh thế giới, là dịp vấp váp để vỡ vạc.
Sau VNIFF, người ta sẽ vẫn tiếp tục làm phim, tìm kiếm sự khuyến khích, hậu thuẫn của những nhà sản xuất chịu gắn bó đến cùng với các dự án. Với công nghiệp điện ảnh, tất cả còn đang ở phía trước.
“LHP đầu tiên nào cũng đều có sự run rẩy của nó. Trước đây mới chỉ là những cuộc bàn bạc với các bạn chuyên gia trên giấy. Phải làm một lần rồi mới vỡ ra một LHP có ngần ấy hạng mục, biết phải chuẩn bị cái gì. Sau LHP, điều còn lại là tấm lòng các vị khách quốc tế, lời hẹn về những dự án làm phim, lời hẹn trở lại VNIFF 2012” Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình - thành viên ban tổ chức VNIFF “Những giải thưởng của VN tại VNIFF không thể làm các bạn tự ru ngủ mình. Yếu tố then chốt: phải làm ra những bộ phim hay, có chất lượng cao và mang ngôn ngữ quốc tế. Các đạo diễn đang thích làm phim mang tính giải trí. Nhưng tôi kỳ vọng VNIFF trở thành LHP hàng đầu Đông Nam Á, với nhiều hơn những Trần Anh Hùng, Phan Đăng Di...” Marco Mueller - giám đốc LHP quốc tế Venice |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Không cần tiền, chỉ cần cơ chếBước chuyển cho điện ảnh ViệtĐiện ảnh Việt Nam đoạt 2 giải tại VNIFFNgô Ngạn Tổ giao lưu với khán giả Việt NamLần đầu tiên xã hội hóa liên hoan phimKhai mạc Liên hoan phim quốc tế Việt NamPhillip Noyce đến Hà NộiLiên hoan phim quốc tế Việt Nam lần I: nhiều phim công chiếu lần đầuTrung úy đại diện Việt Nam dự VNIFFLong Thành cầm giả ca tranh giải tại Liên hoan phim quốc tế Việt NamCơ hội lớn giới thiệu điện ảnh Việt“Sao” lộng lẫy trên thảm đỏ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận