National Geographic cập nhật lại Crimea trên bản đồ thế giới Nga ký hiệp ước tiếp nhận CrimeaCrimea chính thức thành một phần lãnh thổ của NgaCrimea thay đổi ra sao khi gia nhập Nga?
Phóng to |
Các binh sĩ Nga canh gác bên ngoài một căn cứ quân sự của quân đội Ukraine tại Simferopol - Ảnh: Reuters |
Theo quan điểm của Tổng thống Nga Vladimir Putin và các chuyên gia Nga, Matxcơva đã hành động hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
Giải thích của Tổng thống Putin
Theo Russia Today, Tổng thống Vladimir Putin đã có giải thích về việc chấp nhận tiếp nhận Crimea như sau: “Người ta bảo chúng tôi vi phạm luật quốc tế. Trước tiên phải nói là thật tốt khi người ta nhắc rằng có tồn tại luật quốc tế, cảm ơn vì điều đó, thà muộn còn hơn không bao giờ mà. Thứ hai: cái chủ yếu nhất, là chúng tôi vi phạm gì? Vâng, tổng thống Nga được phép của thượng viện quốc hội cho phép sử dụng quân đội ở Ukraine. Nhưng nghiêm túc mà nói, quyền đó thậm chí còn không được sử dụng. Quân Nga không vào Crimea, nó đã có sẵn ở đó theo luật quốc tế. Vâng, chúng tôi có tăng cường lực lượng, nhưng tôi muốn nhấn mạnh để mọi người biết và nghe thấy là chúng tôi thậm chí còn không vượt quá giới hạn cho phép - và đó là 25.000 quân, bởi không cần thiết”.
Theo ông Putin, khi tuyên bố độc lập, tiến hành trưng cầu ý dân, “Xô viết tối cao của Crimea viện dẫn Hiến chương LHQ, trong đó nói về quyền tự quyết của dân tộc. Chính Ukraine, tôi muốn nhắc điều đó, đã tuyên bố tách khỏi Liên Xô, tự mình làm điều đó, cũng đã làm đúng như vậy. Ukraine sử dụng quyền này, thì tại sao lại khước từ người Crimea điều đó? Tại sao?”.
Máu đã đổ ở Crimea Theo AFP, có tin một nhóm tay súng đã bao vây một căn cứ quân sự của Ukraine ở Simferopol, nổ súng khiến một lính Ukraine thiệt mạng. Bộ Quốc phòng Ukraine khẳng định lính Nga đã ra tay. Phản ứng lại, chính quyền Crimea tuyên bố “các tay súng không rõ danh tính” đã bắn cả vào “lực lượng tự vệ Crimea” và binh sĩ Ukraine ở căn cứ trên và một thành viên “lực lượng tự vệ Crimea” cũng thiệt mạng. Hôm qua, các tay súng thân Nga cũng xông vào chiếm đóng trụ sở hải quân Ukraine ở Sevastopol. Dù vậy, Bộ Quốc phòng Ukraine khẳng định sẽ không rút quân ra khỏi Crimea. Mới đây, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon tuyên bố sẽ đến Nga và Ukraine để kêu gọi hòa giải. |
Ông lập luận tiếp: “Ngoài ra chính quyền Crimea còn dựa vào một tiền lệ Kosovo nổi tiếng, tiền lệ mà chính những đối tác phương Tây của chúng tôi tạo nên, như họ nói, bằng chính đôi tay mình, trong tình huống giống hệt như trường hợp Crimea, công nhận sự tách rời Kosovo khỏi Serbia là hợp pháp, và chứng minh với tất cả là không cần sự cho phép nào của chính quyền trung ương một nước đối với việc đơn phương tuyên bố độc lập... Chính quý vị đã viết, loan báo khắp, rao giảng, vậy mà giờ đây lại giận dữ? Để làm gì? Chính hành động của người Crimea rất phù hợp với chỉ dẫn đó. Tại sao điều có thể với người Albania ở Kosovo (chúng tôi nói tới họ với sự kính trọng) lại bị cấm với người Nga, Ukraine và người Tatar Crimea?”.
Lập luận của phương Tây
Chính quyền các nước phương Tây đều chỉ trích Nga đã hành động trái với luật pháp quốc tế. Nhiều chuyên gia luật pháp quốc tế phương Tây cũng đưa ra kết luận tương tự. BBC dẫn lời giáo sư luật quốc tế Marc Weller thuộc ĐH Cambridge (Anh) cho biết đầu tiên phải nhắc lại rằng Nga đã công khai thừa nhận chủ quyền lãnh thổ Ukraine bao gồm cả bán đảo Crimea trong tuyên bố Alma Ata tháng 12-1991, bản ghi nhớ Budapest năm 1994 về việc đảm bảo an ninh Ukraine để đổi lấy việc đưa vũ khí hạt nhân ra khỏi nước này, và thỏa thuận 1997 về việc hạm đội Biển Đen Nga đóng ở Crimea.
Thứ hai, kênh DW dẫn lời giáo sư luật quốc tế Stefan Talmon thuộc ĐH Bonn (Đức) khẳng định luật pháp quốc tế không hề cho phép một nước đưa quân vào nước khác để bảo vệ một phần dân số nước đó. Theo Hiến chương LHQ, Nga chỉ có thể làm thế nếu chính quyền Ukraine đề nghị giúp đỡ. Một chính quyền lưu vong cũng có thể đưa ra đề nghị này nếu bị lật đổ trong một cuộc đảo chính. Matxcơva cho biết ông Yanukovych đã nhờ Nga giúp đỡ. Nhưng vấn đề là ông Yanukovych bị Quốc hội Ukraine phế truất theo luật pháp nước này. Tất nhiên điện Kremlin không chấp nhận quan điểm này mà cho rằng ông Yanukovych bị lật đổ một cách bất hợp pháp.
Thứ ba, Nga can thiệp vào Crimea với lý do nhân đạo, bảo vệ người gốc Nga tại đây. Tuy nhiên chính quyền Ukraine và các nước phương Tây khẳng định chưa hề có bằng chứng cho thấy người gốc Nga tại Crimea bị thanh trừng hay bị phân biệt đối xử. Trên trang Eurasia Review, giáo sư luật quốc tế Ali Omidi thuộc ĐH Isfahan (Iran) cũng nhấn mạnh một vấn đề nữa là người gốc Nga ở Crimea không phải là công dân Nga, mà là công dân Ukraine. Do đó về luật Nga không có quyền can thiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận