Kinh tế, thương mại là trọng tâm quan hệ Việt Nam - Hoa KỳHoa Kỳ ủng hộ đưa quan hệ với Việt Nam lên tầm mức cao hơnBước tiến mới trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
Phóng to |
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) - Ảnh: TTXVN |
Chủ tịch nước khẳng định “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đưa ra hoàn toàn không có căn cứ pháp lý và khoa học.
Việt Nam luôn kiên trì, nhất quán phản đối “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vì các tuyên bố này là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý hay khoa học nào.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định quan điểm trước các học giả và quan khách có mặt tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) tại Washington sáng 26-7 (giờ Việt Nam).
“Đường lưỡi bò” không có cơ sở pháp lý
Trước khi rời Washington D.C, Chủ tịch nước có bài phát biểu quan trọng về chính sách tại CSIS. Chủ tịch nước khẳng định những thay đổi trong thập kỷ qua xác lập vị trí của châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực năng động nhất trên thế giới. Châu Á - Thái Bình Dương đang là khu vực đi đầu về hội nhập kinh tế với 10 trong tổng số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới có mặt ở đây. Chủ tịch nước cũng khẳng định vai trò quan trọng của ASEAN như là cơ chế để kết nối các nước lớn và nhỏ, đồng thời đảm bảo hòa bình và an ninh ở khu vực. |
“Lập trường Việt Nam trước sau như một là không ủng hộ “đường lưỡi bò”, phản đối “đường lưỡi bò”. Bởi “đường lưỡi bò” được xác lập không có cơ sở, không có căn cứ của bất cứ loại luật pháp quốc tế nào” - Chủ tịch nước nói trước các học giả CSIS.
“Chúng tôi cũng nghiên cứu, đọc rất kỹ. Các bạn là một trung tâm nghiên cứu lớn của Hoa Kỳ và cũng là của thế giới, các bạn có thể giúp chúng tôi về cái sở cứ của vấn đề - Chủ tịch nước hỏi ngược lại với cử tọa - Không biết có ai chứng minh được không?”. Giới học giả CSIS cùng vỗ tay nhiệt liệt sau câu hỏi này. Chủ tịch nước nói thêm: “Tôi thật tình, nếu có các bạn Trung Quốc ở đây thì tôi cũng phải nói như vậy”.
Trước câu hỏi của bà Bonnie Glaser - cố vấn cao cấp về châu Á của CSIS - về vụ kiện của Philippines đối với “đường lưỡi bò” ra tòa Liên Hiệp Quốc về luật biển, Chủ tịch nước chia sẻ: đây là thẩm quyền của Philippines và họ hoàn toàn có quyền theo đuổi vụ kiện mà họ muốn. “Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng các bạn Philippines với tư cách là thành viên ASEAN và với tư cách là một thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Hợp tác toàn diện - thay đổi về chất
Trả lời câu hỏi về sự khác biệt của việc xác lập quan hệ đối tác toàn diện so với quan hệ trước kia giữa Việt Nam và Hoa Kỳ của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng - chuyên gia chính trị quốc tế ĐH George Mason (Hoa Kỳ), theo Chủ tịch nước, khi mới nối lại quan hệ, hợp tác chủ yếu là kinh tế, thương mại, giờ hợp tác sẽ toàn diện bao gồm cả chính trị, đối ngoại, giáo dục, khoa học, quân sự, vấn đề biển Đông... hay kể cả các vấn đề khác biệt như “quyền con người”.
“Sự quan tâm của mỗi nước đều được phản ánh cơ bản trong hợp tác toàn diện giữa hai nước chúng ta - Chủ tịch nước giải thích - Đây là sự khác nhau về chất so với 18 năm trước khi chúng ta bình thường hóa quan hệ. Chúng tôi hi vọng rằng đây là nền tảng, là cơ sở quan trọng để chúng ta phát triển mạnh mẽ quan hệ toàn diện giữa hai nước trong giai đoạn tới vì lợi ích hai nước và góp phần ổn định hòa bình, phát triển trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương của chúng ta”.
Về tác động của quan hệ đối tác toàn diện này với các nước trong khu vực, Chủ tịch nước cho rằng “một quốc gia với tư cách là thành viên Liên Hiệp Quốc có đầy đủ thẩm quyền lựa chọn về sự hợp tác của mình... Đó là quyền bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia”. Chủ tịch nước khẳng định việc xác lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ là dựa trên sự cân nhắc các lợi ích đối nội và đối ngoại của Việt Nam. “Nội hàm của hợp tác toàn diện này không chỉ vì lợi ích riêng của Việt Nam và Hoa Kỳ” mà còn góp phần trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á.
Về câu hỏi môi trường chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương liên quan tới chính sách tái cân bằng của Mỹ ở khu vực, Chủ tịch nước nói chính sách này có lợi ích cho Hoa Kỳ nhưng đồng thời cũng mang lợi ích cho các nước khác, và Chủ tịch nước hi vọng sẽ đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực. “Chúng tôi hi vọng chính sách này góp phần vào hòa bình, hợp tác, tiếp tục thúc đẩy sự năng động của khu vực châu Á - Thái Bình Dương của chúng ta. Chúng tôi mong chính sách này mang lại lợi ích nhiều nhất cho cả khu vực”.
"Trong việc xử lý các vấn đề an ninh, điều mà ASEAN mong muốn là hòa bình, ổn định được duy trì, các cơ chế khu vực phát huy vai trò, luật pháp quốc tế được tôn trọng. Chúng tôi mong muốn tất cả các cường quốc đóng góp một cách có trách nhiệm vào nỗ lực chung này. Hiệp hội sẽ không trở thành công cụ cho bất cứ sự đối đầu và chia rẽ nào, một điều sẽ không đem lại lợi ích cho bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ" Chủ tịch nước phát biểu trước các học giả tại CSIS |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận