26/09/2010 10:56 GMT+7

Chile: Đưa lồng vào giải cứu 33 thợ mỏ mắt kẹt

PHAN ANH (Theo CNN)
PHAN ANH (Theo CNN)

TTO - Chiều 25-9, chiếc lồng Phoenix Capsule cao gần 2 mét, nặng 420kg đã được đưa tới khu mỏ San Jose, nơi có 33 người mắc kẹt và sẽ làm nhiệm vụ đưa từng người ở độ sâu 700 mét lên mặt đất.

Chile đưa giàn khoan thứ 3 vào cuộcChile bắt đầu giải cứu 33 thợ mỏChile - lời nguyện nào mở cửa hầm sâu?Chile thiết kế lồng cứu hộ 33 thợ mỏ33 người sống sót sau 17 ngày dưới lòng đất

a6P02rp7.jpgPhóng to
Lồng cứu hộ các thợ mỏ đã hoàn thành - Ảnh: CNN

Bộ trưởng Khai khoáng Laurence Golborne và Bộ trưởng Y tế Jaime Manalich cùng các kỹ sư cứu hộ đã công bố “chiếc lồng kỳ diệu” này trước thân nhân của các thợ mỏ mắc kẹt. Nó được sơn màu đỏ, trắng và xanh như lá cờ của Chile.

Chiếc lồng hiện đại được trang bị bình khí ô xy, thiết bị liên lạc, bánh xe có thể trồi ra thụt vào để di chuyển và đây sẽ là nơi an toàn trong trường hợp có sự cố xảy ra.

Chiếc lồng hiện đại được trang bị bình khí ô xy, thiết bị liên lạc, bánh xe có thể trồi ra thụt vào để di chuyển và đây sẽ là nơi an toàn trong trường hợp có sự cố xảy ra. Thiết bị hoàn thành trước thời hạn một tuần. Theo kế hoạch, họ sẽ cứu thợ mỏ vào tuần đầu tiên của tháng 11 nhưng nỗ lực của các kỹ sư sẽ giúp việc đó đến sớm hơn.

Khó khăn lớn nhất của đội cứu hộ là khoan các lớp đá cứng để không gây nguy hiểm cho các thợ mỏ phía dưới.

Lúc 8g sáng hôm qua theo giờ địa phương, mũi khoan Plan A (Strata 950) đã khoan được một lỗ có đường kính 33cm và sâu 442 mét. Các mũi khoan phải đi hai đường để tạo ra miệng lỗ đường kính gần 70cm để có thể đưa các thợ mỏ qua. Mũi Plan B (Schramm T-130) phải khoan xuống độ sâu 175 mét và tạo ra đường kính 70cm nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong tuần qua và đầu khoan bị gãy ít nhất ba lần. Mũi Plan C có vẻ như tiến hành nhanh nhất theo lý thuyết nhưng thực tế gặp rất nhiều khó khăn vì đá cứng. Đến 8g sáng qua, nó mới hoàn thành đến độ sâu 62 mét.

Đầu giờ chiều qua, Bộ trưởng Y tế Jaime Manalich đưa ra các giải pháp cho giai đoạn giải cứu cuối cùng. Lúc đó, hai nhân viên cứu hộ sẽ xuống trước bằng lồng Phoenix Capsule để kiểm tra sức khỏe cho các thợ mỏ rồi đưa họ lên. Mỗi chuyến đi lên mặt đất sẽ mất khoảng 15 phút.

Ngay khi lên mặt đất, họ sẽ được đưa ngay đến bệnh viện dã chiến để hỗ trợ kịp thời các vấn đề sức khỏe. Có thể họ sẽ gặp các vấn đề về mắt khi tiếp xúc trở lại với ánh sáng mặt trời và dễ tụt huyết áp. Các y bác sĩ cũng tiêm vắc xin những bệnh mới phát trên mặt đất trong thời gian các thợ mỏ bị mắc kẹt vì có thể họ chưa đủ sức miễn nhiễm với chúng.

Ap đưa tin ngoài chiếc lồng này còn có hai lồng dự phòng nữa đang được chế tạo tại xưởng tàu của Hải quân Chile và sẽ hoàn thành vào tuần sau.

PHAN ANH (Theo CNN)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên