Chile - lời nguyện nào mở cửa hầm sâu?
Giàn khoan thứ ba này (RIG-422) là của một công ty Canada, có nhiệm vụ đào một lối thoát hiểm (597m) không sâu bằng các lối thoát hiểm khác.
Phóng to |
Các thợ mỏ vui mừng sau khi mũi khoan đến gần nơi họ lánh nạn dưới lòng đất hôm 17-9 - Ảnh: AP |
“Lợi thế của giàn khoan mới này, dù khoan sau, là có thể khoan lối thoát hiểm có đường kính rộng 60cm” - Bộ trưởng khai thác mỏ Laurence Golborne của Chile cho biết.
Trước đó, trong khi cả nước Chile mừng 200 năm độc lập từ Tây Ban Nha, 33 thợ mỏ cũng cùng hát quốc ca vào ngày thứ 46 họ ở trong lòng đất.
Theo Reuters, có ba máy khoan đang làm việc tại hiện trường. Máy khoan 1 (kế hoạch B) đã vào sâu lòng đất 630m, đụng vào đầu lối đi gần nơi trú ẩn của các thợ mỏ. Mũi khoan sẽ mất vài tuần để mở rộng đường hầm đủ để người lớn chui lọt.
Các nhân viên cứu hộ hiện đã liên lạc được với thợ mỏ thông qua ống thông hơi hẹp sử dụng để gửi đồ tiếp tế. Cho dù ba máy khoan khác nhau đã được đưa vào cuộc, song có thể phải đến Giáng sinh may ra các thợ mỏ mới nhìn được ánh mặt trời.
Đây là một trong những vụ cứu thợ mỏ thách thức nhất từ trước tới nay. Mỗi thợ mỏ đã mất khoảng 10kg trong vòng 17 ngày trước khi họ được tìm thấy còn sống. Hiện sức khỏe của họ đã ổn định sau khi ăn loại lương thực có năng lượng cao được gửi qua ống thông hơi.
Nỗ lực cứu hộ hiện được đặt tên là “Nhà tiên tri Jonah”. Trong kinh Cựu ước, nhà tiên tri bị một con cá voi nuốt vào bụng và ông được cứu. Còn các thợ mỏ sẽ được cứu khỏi “bụng” quả núi.
Chính phủ Chile từ chối đưa ra con số ước tính chi phí của đợt cứu hộ. Thế nhưng riêng chi phí khoan đã hết gần 5 triệu USD. Điều đó có nghĩa toàn bộ nỗ lực có thể tốn mất khoảng 10 triệu USD cho tới khi các thợ mỏ có thể được cứu thoát.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận