26/08/2010 09:58 GMT+7

10 sai lầm trong vụ giải cứu con tin ở Philippines

XUÂN TÙNG (theo BBC)
XUÂN TÙNG (theo BBC)

TTO - Ông Charles Shoebridge, chuyên gia chống khủng bố từng làm việc cho quân đội Anh và Scotland Yard, nhận xét các cảnh sát Philippines có thừa lòng dũng cảm nhưng lại thiếu sự huấn luyện cũng như các trang bị cần thiết.

Dưới đây là 10 điều, theo ông Shoebridge, lẽ ra các cảnh sát Philippines có thể làm tốt hơn.

Philippines thừa nhận thiếu sót trong vụ giải cứu con tinTrung Quốc phẫn nộ trước vụ thảm sát con tinKết thúc vụ bắt con tin tại Phillipines: 10 người chếtPhilippines: cướp xe buýt, 9 con tin thiệt mạngVụ bắt cóc kinh hoàng ở Philippines qua lời kể

GpsdCuRj.jpgPhóng to
Các nạn nhân được đưa đi cấp cứu - Ảnh - BBC

Đoạn clip giả lập 3D hiện trường vụ thảm sát

1. Thiếu quyết đoán

Viên cảnh sát đầu tiên xông vào chiếc xe bus đã chạy ngược ra khi tên bắt cóc Rolando Mendoza nổ súng. “Thật dũng cảm khi xông lên như vậy…Nhưng khi đã tiếp cận mục tiêu thì anh phải dự kiến được việc bị bắn trả. Những lực lượng như thế này cần có những con người đặc biệt, được huấn luyện đặc biệt và phải thật dũng cảm, quyết đoán, xông xáo. Trong trường hợp này họ hành động giống như những gì mà 99% số người sẽ làm, đó là quay lại và bỏ chạy“, ông Shoebridge nhận xét.

2. Thiếu thiết bị hỗ trợ

Cảnh sát mất một lúc lâu để đập vỡ cửa kính, trong khi các loại thuốc nổ chuyên dụng có thể phá cửa trong nháy mắt. “Họ không có thang để leo qua cửa sổ… Sau khi đập vỡ cửa kính, họ không biết phải làm gì tiếp theo… Trông họ như một "đám ăn trộm" đang tìm cách phá cửa vậy”. Ông Shoebridge cũng nói rằng vũ khí của các cảnh sát là không phù hợp - lẽ ra tất cả bọn họ phải được trang bị súng máy loại nhỏ.

3. Không tận dụng thời cơ để tước vũ khí tên bắt cóc

Ông Shoebridge tin rằng đã có rất nhiều cơ hội để cướp vũ khí tên bắt cóc. “Những người thương thuyết đã có lúc đến rất gần Mendoza khi hắn không giương súng. Lẽ ra họ đã có thể tước vũ khí của hắn mà không cần bắn giết”.

fK6Tahol.jpgPhóng to
Cảnh sát Philippines bao vây chiếc xe buýt - Ảnh: BBC

4. Không tận dụng thời cơ bắn hạ tên bắt cóc

Video quay lại diễn biến vụ việc cho thấy đã có những thời điểm tên bắt cóc đứng một mình ở những góc sáng, và các cảnh sát bắn tỉa có thể hạ hắn ngay lúc đó. ”Lẽ ra khi đối đầu với một kẻ khó lường như vậy người ta phải tận dụng các cơ hội để dứt điểm nhanh vụ việc, ngay cả khi thời gian đàm phán vẫn còn”, ông Shoebrdge nhấn mạnh.

5. Đáp ứng các yêu cầu của kẻ bắt cóc

“Tôi thật sự không hiểu vì sao họ lại không thỏa mãn các yêu cầu của tên cướp. Một lời hứa cưỡng ép như thế này thì không cần phải được tôn trọng. Không ai thỏa hiệp với khủng bố, nhưng các yêu cầu ở đây không liên quan đến nhóm khủng bố nào. Họ (cảnh sát) có thể phục chức cho hắn rồi tống ngay vào tù vì tội bắt con tin”. Trên thực tế chính quyền Philippines có nhượng bộ, nhưng quá ít và quá trễ. Ở lần đầu tiên người ta chỉ đồng ý xem xét lại vụ việc, trong khi Mendoza yêu cầu hủy hoàn toàn các cáo buộc. Lần thứ hai khi cảnh sát đồng ý phục chức cho hắn thì vụ bắn giết đã xảy ra.

6. Truyền hình trực tiếp vụ việc

Tên bắt cóc có thể nắm bắt được các diễn biến qua cảnh quay trực tiếp của đài truyền hình. “Đây là một sai lầm nghiêm trọng của cảnh sát”. Ông Shoebridge nói thêm rằng lẽ ra cảnh sát cần phải phong tỏa khu vực để ngăn không cho tên bắt cóc biết được điều gì đang xảy ra bên ngoài.

7. Thiếu yếu tố bất ngờ

Tên bắt cóc nắm rõ hành động của cảnh sát không chỉ vì mọi màn ảnh truyền hình mà còn vì cảnh sát đã di chuyển quá chậm chạp. Các biện pháp phân tán sự chú ý của tên bắt cóc cũng không được thực hiện, do đó không có yếu tố bất ngờ.

8. Bảo vệ an toàn cho những người xung quanh

Ít nhất một người qua đường đã bị trúng đạn, bởi đám đông tụ tập đã đứng quá gần chiếc xe buýt. ”Khi bạn xem lại video thì rõ ràng cảnh sát đã không quan tâm đến việc bảo vệ những người đứng quanh đó”.

9. Sử dụng người anh ruột trong cuộc đàm phán

Họ hàng và bạn bè của các tội phạm có thể được sử dụng trong việc thương thuyết, tuy nhiên khó mà kiểm soát hết được hành vi của những người này. Trong vụ việc này người anh của Mendoza đã được sử dụng. Có thời điểm, người này đã nổi nóng thì cảnh sát bắt đầu kéo anh ta ra khỏi hiện trường. Mendoza đã nhìn thấy việc này và bị kích động.

10. Huấn luyện kém

Tại một số tỉnh như Mindanao, nơi các vụ bắt cóc thường xuyên xảy ra thì Philippines có các lực lượng được huấn luyện tốt. Tuy nhiên các cảnh sát tham gia trực chiến trong vụ bắt cóc này tỏ ra yếu kém.

XUÂN TÙNG (theo BBC)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên