Phóng to |
Thanh tra Chính phủ triển khai thanh tra tại các đơn vị chủ lực về đóng tàu, về vận tải vì đây là lĩnh vực chính của Vinashin - Ảnh: TTXVN |
Trong văn bản trên, tổng Thanh tra Chính phủ đã nêu rõ danh tính 11 cuộc thanh tra, kiểm toán.
Cụ thể: có bốn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý, sử dụng trái phiếu quốc tế, năm 2006; Bộ Xây dựng thanh tra công tác đầu tư xây dựng tại Công ty Vận tải thủy Cần Thơ, Công ty TNHH một thành viên Đóng tàu và công nghiệp hàng hải Sài Gòn, năm 2007; Bộ Kế hoạch và đầu tư kiểm tra việc thực hiện, sắp xếp, bố trí lại kế hoạch đầu tư phát triển, năm 2008; Bộ Tài chính thanh tra về quản lý tài chính của Vinashin).
Cơ quan Đảng tiến hành một cuộc kiểm tra (việc thực hiện nghị quyết T.Ư 3 về đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước, năm 2009). Một cuộc giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại Vinashin, năm 2009).
Bốn cuộc kiểm toán độc lập (do kiểm toán quốc tế KPMG thực hiện kiểm toán đối với báo cáo tài chính của Vinashin từ năm 2006-2009). Cuối cùng là cuộc thanh tra của Thanh tra Chính phủ (đối với ba phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, nội dung chỉ tập trung việc xây dựng và trang bị phòng thí nghiệm, bể thử mô hình tàu thủy).
Chiều qua 12-11, trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp, tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói rằng các cuộc thanh tra, kiểm tra trên đều có phát hiện một số nội dung sai phạm của Vinashin và đưa ra các kiến nghị. “Tuy nhiên, như tôi đã giải trình trước Quốc hội, có việc Vinashin không chấp hành kiến nghị, Vinashin cố tình báo cáo không trung thực, trong khi mỗi cuộc thanh tra chỉ đi vào một vài nội dung mà chưa có cơ quan nào thanh tra tổng thể. Các kiến nghị đó cũng chưa được theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt nên mới xảy ra sự việc như vậy” - ông Truyền cho biết.
Ông Truyền nói chưa thể tiết lộ kết quả cuộc thanh tra toàn diện Vinashin mà Thanh tra Chính phủ vừa hoàn tất “vì anh em còn phải xem xét, đối chiếu nhiều vấn đề, văn bản, con số trước khi hoàn thành dự thảo báo cáo để tôi xem. Khi tôi xem xét báo cáo thì cũng phải nghiên cứu, đối chiếu kỹ rồi mới trình lên Thủ tướng để Thủ tướng cho ý kiến. Nhưng theo luật, sau khi kết thúc cuộc thanh tra 30 ngày phải hoàn thành báo cáo. Chúng tôi sẽ làm đúng luật”.
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ: “Trong phiên họp thường kỳ Chính phủ, Thủ tướng bày tỏ quyết tâm làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, bộ, ngành liên quan đến vụ việc Vinashin, vậy cuộc thanh tra này có làm rõ được trách nhiệm của từng bộ, ngành, cá nhân không?”, ông Trần Văn Truyền nói: “Về trách nhiệm thì Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo trước Quốc hội rồi, đó là việc xây dựng cơ chế, chỉ đạo thí điểm mô hình tập đoàn, đặc biệt với Vinashin còn có nhiều vấn đề chưa được chặt chẽ và để xảy ra sai phạm thì Chính phủ có trách nhiệm. Trong đó nói rõ các bộ được giao quản lý chuyên ngành cũng có trách nhiệm”.
Tính đến chiều qua, Thủ tướng đã nhận được ba chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến vụ việc Vinashin.
---------------------
* Tin, bài liên quan:
Chưa cần thiết thành lập ủy ban lâm thời điều tra vụ VinashinLàm rõ trách nhiệm trong vụ VinashinĐừng vì Vinashin mà làm rắc rối tình hìnhĐại biểu Nguyễn Minh Thuyết: “Vinashin thực sự đã sụp đổ”Kết luận của Bộ Chính trị về VinashinVinashin nợ hơn 80.000 tỉ đồngVinashin vẫn phải trả khoản nợ nước ngoàiVinashin đứng trước nguy cơ phá sản
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận