Đọc chép thành chiếu... chép, bình mới rượu cũ?Hiện đại đến đâu, cũng phải xem trọng tương tác thầy - trò
Dáng người gầy gò, nhỏ thó hơn tất cả học sinh khác cùng lớp, cộng thêm làn da xanh rớt, bệnh tật, H. khiến giáo viên đứng lớp không thể không bi quan về học lực của em. Quả đúng như vậy, H. không chép bài, không thuộc bài, không làm bài tập về nhà... Hễ gọi đến em thì trăm lần như một sẽ nhận được câu trả lời như đã mặc định: “Thưa thầy, em không biết!”. Thật đáng buồn!
Một ngày, chịu hết nổi chứng lười biếng của em, tôi liền “mắng vốn” với giáo viên chủ nhiệm. Cô K., sau vài lần rầy rà, kiểm điểm, cũng như tôi - chịu hết nổi - viết thư mời phụ huynh mấy lần nhưng phụ huynh vẫn không đến. Túng thế, cô đích thân tìm đến nhà H. thì ông trưởng xóm cho biết đó là căn nhà cha mẹ H. ở nhờ chứ họ chẳng có nhà cửa gì. Cha H. đi làm ăn xa, ít khi về. Mẹ H. đi làm mướn theo giờ, đến tối mới về nhà. Anh của H. đã nghỉ học, lông bông không nghề nghiệp. Rất nhiều khi H. phải nhịn đói đến trường, chiều về mới được ăn.
Tôi hết sức ngỡ ngàng và nhận ra rằng áp lực của chỉ tiêu giáo dục bộ môn đã buộc lòng tôi phải làm khó học sinh. Và, tôi cũng đã quá vội vàng mà không chịu tìm hiểu gia cảnh của H.. Tôi tự rút kinh nghiệm: dù là giáo viên bộ môn mình cũng phải nắm được lý lịch học sinh chứ không phải phó thác cho giáo viên chủ nhiệm.
Tiếc rằng khi tôi “ngộ” ra điều này thì em học trò đáng thương tên L.V.H. đó đã nghỉ học vì gia đình quá khó khăn, không thể khắc phục được!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận