Đề án giáo dục 70.000 tỉ đồng: Nên lấy ý kiến giáo viên, học sinh

Bùi Minh Tuấn
Bùi Minh Tuấn

TT - Trong hàng trăm ý kiến gửi về Tuổi Trẻ xung quanh đề án “Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015” những ngày qua, có rất nhiều ý kiến “đặt hàng” cho công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà.

s5zJf3U1.jpgPhóng to
Phụ huynh không mong muốn con mình là những học sinh bị đem ra thí điểm để rồi lại sửa sai. Trong ảnh: phụ huynh chọn mua sách giáo khoa cho con chiều 11-6 - Ảnh: Như Hùng

Giảm tải theo vùng miền

Tôi đã được tham quan môi trường học tập của các em học sinh Trường PTCS Nậm Ngám - Pu Nhi của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. 100% học sinh là người dân tộc Thái và Mông nói tiếng Việt còn chưa rõ mà vẫn phải học tiếng Anh. Ở cấp tiểu học của trường đó, nhiều học sinh hầu như chỉ sử dụng tiếng dân tộc mình trong giao tiếp và các thầy cô giáo còn phải học tiếng dân tộc để nói chuyện được với học sinh... Vậy mà các em cũng học chung bộ sách giáo khoa với học sinh của thủ đô Hà Nội và TP.HCM. Thiết nghĩ nên sớm có bộ sách viết theo vùng miền hoặc chương trình thiết kế riêng, giảm tải theo vùng miền thì hợp lý hơn.

* Có quá nhiều lý giải hợp lý của những người soạn thảo khi đưa ra đề án. Những phụ huynh như chúng tôi không thể hiểu hết những gì mà các giáo sư nói về tính khoa học và các quan chức giáo dục nói về tính hợp lý cũng như mức độ cần thiết của đề án cho dù kinh phí có lớn đến đâu.

Chỉ có điều chúng tôi hiểu rất rõ, cảm nhận rất sâu sắc từ thực tế con em mình là các em ngày càng học nhọc nhằn hơn. Xin hãy vì con em chúng tôi mà nhìn lại thêm những gì chúng ta làm với mong muốn con em chúng ta tốt hơn, đất nước có nhiều nhân tài hơn...

* Đổi mới chương trình và sách giáo khoa là cần thiết trong thời điểm hiện tại và cần làm ngay. Đặc biệt hiện nay khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, chương trình giáo dục cần được thay đổi để thích nghi với thời đại. Ngoài ra, rất nhiều vấn đề khác trong giáo dục cần được giải quyết như xây mới trường học, đào tạo giáo viên...

Vì tương lai của giáo dục nước nhà, vì tương lai con em, chúng ta có thể tốn kém số tiền khổng lồ nhưng quan trọng là ngành giáo dục có sử dụng thật hiệu quả số tiền đó hay không.

* Bộ GD-ĐT chỉ cần nghiên cứu cơ sở khoa học về đổi mới, chương trình - sách giáo khoa, định hình chương trình khung cho từng cấp học để mọi người góp ý. Việc soạn nội dung chi tiết sách giáo khoa cũng vậy. Vấn đề còn lại là tập trung xây dựng cơ sở vật chất, các trường học tại những vùng khó khăn để học sinh vùng sâu vùng xa bớt phải chịu thiệt thòi. Mặt khác, cần tập trung đào tạo đội ngũ giáo viên, nâng chuẩn giáo viên. Nếu để tình trạng “cùng sào mới vào sư phạm” sẽ dẫn đến đội ngũ giáo viên trình độ năng lực kém, kỹ năng không tốt thì không đào tạo học sinh tốt lên được.

* Ngành giáo dục cứ loay hoay mãi với đổi mới phương pháp, nhưng tình hình không được cải thiện bao nhiêu. Đã đến lúc xem xét lại chiến lược đào tạo con người của ta cho phù hợp thời đại. Thực trạng giáo dục hiện nay học sinh phải học nhiều thứ quá, trong khi đó nội dung mỗi môn học lại không đáp ứng được yêu cầu cuộc sống, xã hội.

* Thay sách, thí điểm nhưng đừng biến học sinh thành những chú chuột bạch trong phòng thí nghiệm. Học sinh học không nổi thì một thời gian sau lại tiếp tục... thay sách mới!? Biên soạn sách và chương trình cho người học thì nên tiếp thu ý kiến từ chính người học và người trực tiếp dạy.

* Một chương trình giáo dục hiệu quả không phải là đề án nhiều tỉ, mà phải phù hợp với xu thế mới và phù hợp với thực tế như cơ sở vật chất, khả năng kinh tế, trình độ nhận thức của đối tượng giáo dục, điều kiện cho người làm công tác giáo dục... Mong rằng đừng đánh gục những con người có tâm huyết với ngành, đừng lãng phí ngân sách nhà nước, loại bỏ căn bệnh hình thức và kỹ thuật chạy theo thành tích hiện nay.

* Chúng ta kêu gọi cải cách giáo dục, học tập các mô hình giáo dục tiên tiến. Nhưng việc tiếp thu như thế nào mà kết quả đầu ra còn mãi bị kêu ca khi chương trình quá tải, học sinh vẫn thiếu kỹ năng thực hành, thiếu kỹ năng sống. Tôi có ý kiến rằng nếu cán bộ trong ngành chưa xây dựng được mô hình giáo dục như mong muốn thì có thể sử dụng tư vấn từ nước ngoài, chất xám từ bên ngoài. Có người xây dựng, có người phản biện, quyết tâm xây dựng được mô hình giáo dục mới tiên tiến, đáp ứng mong mỏi của nhân dân.

* Các vị lãnh đạo Bộ GD-ĐT nên lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà khoa học giáo dục, các giáo sư, thầy cô giáo và những cán bộ công tác trong ngành giáo dục cũng như dư luận xã hội để điều chỉnh, sửa đổi và hoàn thiện các đề án liên quan đến giáo dục của mình.

-----------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Làm ngơ trước thực tế giáo dụcNhững người soạn thảo đề án nói gì? 70.000 tỉ đồng cho một đề án giáo dụcHãy cử chuyên viên giáo dục đứng lớp một thời gianMột bản dự thảo chơi vơiNên bàn trước cách làmKhông thể chắp vá

Bùi Minh Tuấn
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên