Phóng to |
Không phải ai cũng có được may mắn đủ khả năng kinh tế để có thể vào đời bằng tấm bằng cử nhân nếu không có những hỗ trợ từ chính sách của nhà nước. Trong ảnh là các tân bác sĩ nhận tại lễ trao bằng tốt nghiệp Bác sĩ Răng hàm mặt cho khóa đào tạo 2003-2009 Trường Đại học Y dược TPHCM - Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
Vay nóng đóng học phíNhiều sinh viên khóc vì không được vayĐừng giết chết ước mơ học tập của sinh viên nghèo!
* Tôi là cha của hai con đang học đại học tại TP.HCM. Vì muốn con học nên tôi đã xoay xở vay mượn đủ cách để duy trì việc học của con. Nay ngân hàng không cho vay nữa vì lý do gia đình tôi không phải hộ nghèo, cận nghèo hoặc khó khăn đột xuất. Thực chất gia đình tôi khó khăn triền miên trong suốt những năm hai con tôi đi học chứ không phải diện đột xuất. Tình thế này quá khó khăn đối với gia đình tôi. Theo tôi, từng địa phương xã, phường, thị trấn cần rà soát lại danh sách các hộ vay vốn sinh viên xem hộ nào khá giả không khó khăn thì nên kiên quyết bỏ ra. Còn hộ nào khó khăn thật sự thì nên mở rộng đối tượng cho họ vay, giúp việc học của con họ được hoàn thành.
* Là một sinh viên miền Trung đang học năm cuối Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), tôi là niềm hi vọng duy nhất của gia đình nên dù khó khăn, gia đình tôi cũng cố vay ngân hàng cho tôi đi học. Số tiền mà ngân hàng hỗ trợ cho sinh viên chúng tôi vay mặc dù không lớn lắm nhưng nó cũng đủ giúp chúng tôi và gia đình vượt qua giai đoạn túng thiếu để học tập. Thế nhưng, việc điều chỉnh đối tượng cho vay như cắt đứt nguồn hỗ trợ để chúng tôi có thể học tập. Đã “đưa đò” sao “không đưa qua sông” để chúng tôi giữa dòng nước lũ lênh đênh thế này làm sao chúng tôi “bơi” vào bờ cho nổi.
* Nếu chỉ vì một số đối tượng được vay sai quy định do chính quyền địa phương nơi này nơi kia khi bình xét nới rộng điều kiện mà hạn chế cho vay như vậy thì rất bất công cho những gia đình khó khăn thật sự. Với những gia đình khó khăn thật sự như gia đình tôi lại có hai con đi học thì việc có thể cải thiện được tình hình kinh tế, giải quyết khó khăn trong vòng 12 tháng là chuyện gần như không thể. Vì vậy nơi nào làm sai, làm không chặt chẽ, hãy chấn chỉnh nơi đó hoặc tìm cách quản tốt hơn chứ đừng hạn chế cả những gia đình khó khăn khác.
* Tôi là sinh viên năm cuối Trường ĐH Tây Đô. Chỉ còn mấy tháng nữa là tôi ra trường mà nhà tôi thì rất khó khăn. Tôi đi làm thêm gần ba năm nay nhưng mỗi tháng chỉ được 700.000 đồng, tiết kiệm lắm cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống, không thể đủ đóng học phí. Trong lúc khó khăn, gia đình tôi rất cần nguồn vốn này để tôi có thể tiếp tục đóng học phí học tiếp. Chắc chắn sau khi ra trường, tôi sẽ tìm việc làm và trả lại số tiền đã vay để những lớp đàn em đi sau có thể tiếp tục vay để học. Nếu Nhà nước sợ sinh viên chúng tôi không trả nợ thì có thể đưa thêm các quy định, ràng buộc chặt chẽ hơn khiến chúng tôi không thể không trả nợ sau khi ra trường thay vì “đóng cửa” với chúng tôi ngay từ bây giờ. Bởi vì việc làm này chẳng khác nào bít lối đi của chúng tôi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận