Giao lưu trực tuyến: Bệnh sởi đang diễn tiến thế nào?Không công bố, chỉ thông báo dịch sởi!Nguy cơ biến chứng do sởi
Phóng to |
Nhiều cha mẹ đưa con đến điểm tiêm sởi dịch vụ của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội phải ra về vì đã hết số thứ tự tiêm phòng - Ảnh: Vũ Viết Tuân |
Đây vốn là điểm tiêm dịch vụ, nhưng đã được mở để chống dịch cho trẻ.
Lo ngại thời tiết
119 là số trẻ tử vong do liên quan đến sởi |
Theo ông Nguyễn Viết Tiến, số bệnh nhân sởi nhập viện những ngày qua không giảm, tổng số bệnh nhân sởi đang điều trị tại ba bệnh viện Đức Giang, Hà Đông và Sơn Tây của Hà Nội vẫn ở mức 130 bệnh nhân. “Điều chúng tôi quan ngại là dù gần cuối tháng 4 nhưng độ ẩm không khí vẫn rất cao, là điều kiện cho virút gây sởi phát triển. Chúng tôi cũng muốn lưu ý các bậc cha mẹ đang chăm sóc trẻ mắc bệnh có thể sẽ là nguồn lây bệnh ra cộng đồng, nên ngoài cách ly trẻ mắc sởi cần có hình thức cách ly cả người chăm sóc trẻ” - ông Tiến nói.
Ghi nhận ở điểm tiêm ngừa sởi miễn phí tại 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, trong ngày 20-4 đã có 50 trẻ được gia đình đưa đến tiêm phòng. Trong khi đó, tại phòng tiêm dịch vụ (phải trả tiền) của trung tâm vẫn đông nghịt người như mấy hôm trước. Người đợi tiêm đứng kín hành lang. Từ sáng, tấm biển “thông báo hết số thứ tự tiêm chủng” đã được đặt ngoài cổng ra vào. Nhiều ông bố, bà mẹ đưa con đến rồi lại ngậm ngùi ra về. Anh Nguyễn Bá Thanh Bình (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) đưa con gái gần 3 tuổi đến tiêm phòng cho biết: “Tối qua, tôi đọc được thông tin trên báo trẻ dưới 6 tuổi sẽ được tiêm văcxin sởi miễn phí nên sáng nay đưa con đến đây tiêm nhắc lại mũi hai”. Con gái anh Bình đã tiêm phòng văcxin sởi lúc 9 tháng tuổi. Các bác sĩ ở đây cho biết dù tiêm hai mũi cách nhau thời gian dài nhưng vẫn không ảnh hưởng đến việc tạo kháng thể phòng sởi của trẻ.
Có dịch mới lo tiêm phòng
Tiếp tục báo động lây nhiễm chéo Thông tin từ Bộ Y tế cho biết ba ngày qua có 82 ca nhiễm chéo sởi riêng tại Bệnh viện Nhi T.Ư được xác nhận, trong khi số nhiễm mới vào bệnh viện này chỉ có trên 10 trẻ. Về số trường hợp tử vong liên quan đến sởi, Bộ Y tế công bố đã lên tới 119 trẻ, trong đó có 111 trường hợp từng điều trị tại Bệnh viện Nhi T.Ư. Ngày 20-4, nhiều bậc cha mẹ phản ảnh hiện tượng có chênh lệch giá thuốc Globulin tăng cường miễn dịch cho trẻ có phơi nhiễm với sởi mới được đưa vào sử dụng theo phác đồ điều trị sởi của Bộ Y tế. Giá thuốc này tại Bệnh viện Bạch Mai chỉ gần 5 triệu đồng/ống, còn tại Bệnh viện Nhi T.Ư là gần 6 triệu đồng. Theo giải thích từ Bộ Y tế, hai loại thuốc trên là sản phẩm của hai hãng sản xuất khác nhau, các bệnh viện đã bán theo giá trúng thầu. |
Một bác sĩ tại điểm tiêm phòng dịch vụ nói mấy ngày nay chị gặp rất nhiều trường hợp trẻ đã lớn, 9-10 tuổi được bố mẹ đưa đến đây tiêm phòng, nhưng suốt từ hồi nhỏ đến giờ trẻ chưa được tiêm phòng bất cứ loại văcxin nào. “Ở giữa thủ đô mà vẫn còn nhiều gia đình thiếu trách nhiệm với con cái như vậy. Lúc bình thường thì không đưa con đi tiêm, đến lúc dịch bùng phát mới cuống cuồng đi tiêm, gây nên tình trạng quá tải cho trung tâm mấy ngày qua” - bác sĩ này cho biết.
Ông Hoàng Đức Hạnh, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, nhận định so với các điểm tiêm ngừa khác chỉ tiêm miễn phí văcxin sởi cho trẻ dưới 2 tuổi, điểm tiêm này tiêm miễn phí cho trẻ đến 6 tuổi. “Trước mắt chúng tôi sẽ mở đến cuối tháng 4 và sau đó thì tùy theo nhu cầu của người dân” - ông Hạnh cho biết.
Tình hình tương tự ở Nghệ An. Trong hai ngày 18 và 19-4 tại Nghệ An, số phụ huynh đưa con đến các cơ sở y tế phường xã tiêm phòng dịch sởi tăng nhanh. Riêng tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh nhiều người đăng ký hôm trước nhưng hôm sau mới đến lượt tiêm cho con mình. Thống kê cho thấy ngày 18-4 có khoảng 200 lượt trẻ tiêm phòng, đến ngày 19-4 có gần 400 ca. Ông Hoàng Văn Hảo, phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An, cho biết hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ảnh hưởng của một số vụ tiêm văcxin trong và ngoài tỉnh gây tử vong trẻ sơ sinh, phụ huynh ngần ngại đưa con đi tiêm và khi dịch sởi bùng phát thì phụ huynh mới nôn nóng đưa con đi tiêm.
Cũng theo ông Hảo, trong 180 trẻ mắc sởi đang điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An có 3 ca tiên lượng xấu đang được tập trung điều trị tại khoa hồi sức chống độc, 9 ca chuyển tuyến ra trung ương. Trước đó ngày 16-4, một trẻ 11 tháng tuổi ở xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương bị tử vong do viêm phổi kèm bệnh sởi. Hiện toàn tỉnh có 85% số trẻ trong độ tuổi tiêm phòng sởi nhưng chưa tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ.
22 địa phương bị thổi còi
Đúng như lời hứa trước đó, Bộ Y tế vừa công khai danh sách 22 địa phương có tỉ lệ tiêm ngừa sởi thấp dưới 50%, trong khi yêu cầu của Bộ Y tế là chiến dịch tiêm vét ngừa sởi phải kết thúc trong tháng 4-2014. Đáng chú ý trong danh sách này, tỉnh Cao Bằng mới tiêm được cho 18,15% số trẻ, Lai Châu 41%, Long An 15,87%, Bình Phước 8,21%, Đồng Nai 27,35%... Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Hà Nội là địa phương nóng nhất của mùa dịch năm nay đã tiêm được cho 84% số trẻ và cố gắng sẽ kết thúc chiến dịch vào ngày 25-4. “Các địa phương này rất cần phải xem lại mình” - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cảnh báo.
Theo ông Nguyễn Viết Tiến, khi đi thực địa ông thấy có những trẻ chưa đầy 1 tháng tuổi đã mắc sởi, đây là điều kỳ lạ và rất nên nghiên cứu kỹ về việc có cần hạ thấp tuổi tiêm chủng ngừa sởi (hiện nay là 9 tháng tiêm mũi một). Trao đổi với Tuổi Trẻ trước đó, ông Nguyễn Trần Hiển, viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho biết nghiên cứu cấp nhà nước về dịch tễ học và độ tuổi tiêm ngừa sởi đã chính thức được triển khai. “Đây sẽ là cơ sở để chống dịch những mùa tới” - ông Hiển cho biết.
Bàn tròn trực tuyến: “Bệnh sởi đang diễn tiến thế nào?” Bệnh sởi đang tăng mạnh số ca mắc và tử vong khiến dư luận rất quan tâm, có phần hoang mang, lo lắng. Để có thêm thông tin, từ 14g-16g chiều nay 21-4, báo Tuổi Trẻ tổ chức bàn tròn trực tuyến (tại tuoitre.vn) chủ đề “Bệnh sởi đang diễn tiến thế nào?” với sự tham gia của các chuyên gia Bộ Y tế và TP.HCM. Ngay từ bây giờ, mời bạn đọc cùng tham gia đặt câu hỏi về những vấn đề liên quan đến sởi, các diễn tiến thời sự cũng như công tác phòng chống dịch sởi đến các khách mời: ông Nguyễn Trần Hiển - chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (Bộ Y tế), TS Trần Minh Điển - phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, PGS.TS.BS Phan Trọng Lân - viện trưởng Viện Pasteur, BS Trương Hữu Khanh - trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
4,2% trẻ tiêm đủ 2 mũi vẫn mắc sởiCứu sống bệnh nhi sởi biến chứng nặngĐưa trẻ đi tiêm “vét” văcxin sởiPhát động chiến dịch tiêm ngừa sởi trên toàn quốcNgười dân và quyền được thông tin
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận