09/09/2013 05:20 GMT+7

Giá thuốc chỉ mới là điều kiện cần

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC
PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC

TT - Đấu thầu thuốc tại các bệnh viện ở nước ta thời gian qua còn bất cập, bất như ý khi có nhiều nơi mang tâm lý chọn thuốc trúng thầu vừa đảm bảo chất lượng tốt vừa có giá cả hợp lý, tức rẻ cho người nghèo.

Bán thuốc cao hơn giá kê khai

tFwem7qW.jpgPhóng to
Kiểm tra lại đơn thuốc khi mua thuốc tại nhà thuốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: Minh Đức

Đấu thầu thuốc sẽ không đạt yêu cầu nếu chọn thuốc rẻ mà kém chất lượng không chữa bệnh được, hoặc thuốc có chất lượng tốt nhưng giá cả không hợp lý.

Thuốc nào tốt cho người bệnh?

Thuốc có chất lượng tuyệt vời nhưng không gọi là tốt với người bệnh nếu thuốc đó rất đắt, người bệnh không có điều kiện tài chính mua để chữa bệnh. Nói đến y tế là phải nói đến những vấn đề phải vì số đông, trong đó ở nước ta số đông đó thường là người nghèo

Thuốc là sản phẩm hết sức đặc biệt vì tác động đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng con người. Sử dụng thuốc tốt phải đưa đến hiệu quả, an toàn và kinh tế đối với người bệnh. Vì vậy, thuốc tốt cho người bệnh chính là thuốc có chất lượng tốt để chữa bệnh, phòng bệnh, chẩn đoán bệnh hiệu quả và có giá phải chăng (nói nôm na là rẻ) để mọi người kể cả người nghèo tiếp cận được với thuốc.

Vậy thuốc giá đắt phải chăng có chất lượng tốt? Nhiều người đánh giá chất lượng thuốc qua giá cả, cứ nghĩ thuốc càng đắt chất lượng thuốc càng tốt; cứ nghĩ thuốc ngoại đắt hơn, thậm chí gấp 5 - 10 lần, đặc biệt so với thuốc nội tương đương sản xuất trong nước thì có nghĩa là thuốc ngoại sản xuất từ nước ngoài tốt hơn. Thực hư như thế nào? Đối với những thuốc còn quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp mà hãng sản xuất đã tiêu tốn quá nhiều cho việc nghiên cứu tìm ra thuốc ấy, hay đặc biệt, hãng sản xuất do áp dụng quy trình bào chế tiên tiến hơn, có dạng bào chế thích hợp hơn tác động đến khả năng tiếp thu, chuyển hóa của người bệnh làm thuốc có tác dụng nhanh hơn. Và vì chi phí cho việc nghiên cứu ra đời thuốc mới hay áp dụng quy trình bào chế đặc biệt nên giá thuốc có đắt hơn so với thuốc của hãng sản xuất khác. Nhưng cũng lắm trường hợp không vì giá đắt hơn mà chất lượng thuốc tốt hơn, đặc biệt là so sánh giữa thuốc ngoại nhập và thuốc sản xuất trong nước. Vì có nhiều thuốc ngoại chịu phí tổn rất cao cho phần quảng cáo, tiếp thị, vận chuyển bảo quản và nhiều thuốc chịu thuế nhập khẩu.

Theo quy định hiện nay, tất cả thuốc lưu hành tại thị trường nước ta phải được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành. Để được cấp số đăng ký lưu hành, hồ sơ đăng ký thuốc đã được thẩm định đầy đủ về tiêu chuẩn chất lượng thuốc, các dữ liệu về an toàn, hiệu quả của thuốc. Ngoài ra, hiện nay còn yêu cầu một số thuốc thuộc nhóm dược chất phải thực hiện nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học theo quy định để được cấp số đăng ký lưu hành.

Do đó, hầu hết thuốc được lưu hành được xem là đạt tiêu chuẩn chất lượng. Như vậy, cho rằng việc trúng thầu giá rẻ có thể ảnh hưởng đến chất lượng điều trị của bệnh viện nhiều khi không có cơ sở. Nếu các doanh nghiệp sản xuất và phân phối thuốc làm đúng theo các quy định hiện hành, việc đấu thầu thuốc có quy trình và các văn bản hợp lý, đảm bảo tính công khai, minh bạch chắc chắn sẽ chọn được thuốc trúng thầu kịp thời, vừa đảm bảo chất lượng tốt vừa có giá cả hợp lý, tức rẻ cho người nghèo.

Cần và đủ

Phải xem việc đấu thầu thuốc tại bệnh viện chất lượng tốt và giá cả hợp lý chỉ là yếu tố rất cần nhưng chưa đủ cho việc dùng thuốc tốt cho người bệnh. Còn phải kể đến một số yếu tố khác, trong đó có sự chỉ định dùng thuốc của bác sĩ và sự hợp tác tuân thủ dùng thuốc cho người bệnh mới làm cho diện mạo sử dụng thuốc tươi sáng hơn. Không thể có việc dùng thuốc tốt nếu có sự lạm dụng thuốc xảy ra.

Đơn cử là việc dùng kháng sinh, loại thuốc được sử dụng nhiều nhất tại các bệnh viện. Kháng sinh đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ một số nguyên tắc trong sử dụng để đạt sự an toàn và hợp lý. Một nguyên tắc trong sử dụng kháng sinh là chỉ sử dụng thuốc này khi thật sự có nhiễm khuẩn. Tức là, chỉ khi xác định người bệnh bị rối loạn do mầm bệnh đúng là vi khuẩn thì khi đó bác sĩ mới cho dùng kháng sinh.

Ở bệnh viện, người ta còn dùng nhiều phương tiện chẩn đoán để xác định đó đúng là bệnh nhiễm khuẩn hay không, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn nào để dùng kháng sinh thích hợp nhất như cho làm xét nghiệm và cấy máu, nước tiểu của người bệnh, lấy các bệnh phẩm nghi ngờ để nuôi cấy vi khuẩn, thậm chí cho làm kháng sinh đồ (tức làm xét nghiệm để xem độ nhạy cảm của vi khuẩn với nhiều loại kháng sinh khác nhau nhằm xác định kháng sinh cho tác dụng nhạy cảm tốt nhất, tức diệt được vi khuẩn).

Nhưng hiện nay việc lạm dụng kháng sinh trong các đơn thuốc của bác sĩ đã để lại nhiều hệ lụy có hại. Kháng sinh được trúng thầu dùng trong bệnh viện với giá rẻ nhưng bị lạm dụng như thế, sao là rẻ đối với người bệnh. Chưa kể những hệ lụy nghiêm trọng hơn là bệnh nhân dễ bị tác dụng phụ có hại của kháng sinh (dùng càng nhiều kháng sinh thì càng dễ bị). Mà vấn đề đề kháng kháng sinh đang là vấn nạn không chỉ ở nước ta...

____________

Tin bài liên quan:

Chậm đấu thầu thuốc gây khó cho bệnh việnBệnh viện lo thiếu thuốcKhông để bệnh viện thiếu thuốcKhông để người bệnh thiếu thuốcĐấu thầu thuốc: tốt nhất là tập trungKhông nên áp nguyên bản đấu thầu thuốc Bệnh viện Chợ Rẫy

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên